Bước sang giai đoạn bình thường mới, việc vô tình nhiễm COVID và trở thành F0 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Với tỷ lệ bao phủ vaccine cao ở nước ta thì các triệu chứng gặp phải khi nhiễm COVID sẽ nhẹ hơn và có thể điều trị tại nhà. Cùng tìm hiểu các cách điều trị COVID tại nhà cho bệnh nhân F0 qua bài viết này nhé!
1Theo dõi các chỉ số sinh tồn
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều cần lưu ý các chỉ số sau:
- Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở từ 20 lần/phút trở lên. Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên; Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở từ 30 lần/phút trở lên. (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
- Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.
- Huyết áp: huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg.
2Cách xử lý khi bị sốt
- Bạn không nên làm việc gắng sức mà cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi..
- Bạn nên uống nhiều nước (nước lọc là tốt nhất) để tránh mất nước.
- Bạn có thể sử dụng thuốc có thành phần paracetamol để hạ sốt, oresol để bù điện giải trong các trường hợp sau:
- Đối với người lớn: Sốt cao trên 38,5 độ hoặc đau đầu, đau mỏi người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 500mg, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ nếu còn sốt, ngày không quá 2000mg viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. (Xem thêm các sản phẩm Oresol giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng mất nước và điện giải khi bị sốt)
- Đối với trẻ em: Sốt cao trên 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ, ngày không quá 4 lần.
3Cách xử lý khi bị ho dai dẳng
Nếu gặp phải tình trạng ho ra đờm hoặc ho khan dai dẳng, tốt nhất bạn nên tránh nằm ngửa mà thay vào đó bạn hãy nằm nghiêng hoặc giữ tư thế ngồi thẳng lưng. Điều này giúp cải thiện khả năng hô hấp và hạn chế ho.
Ngoài ra, để giúp giảm ho, bạn hãy thử uống một muỗng cà phê mật ong. Nhưng hãy lưu ý rằng không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu vẫn chưa thể cải thiện tình trạng ho khan nhiều, bạn có thể liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc ho nếu cần thiết. (Xem thêm các sản phẩm thuốc ho trị ho ra đờm hoặc ho khan dai dẳng, điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho).
Bạn cần lưu ý không ra khỏi nhà trong thời gian điều trị tại nhà và không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ.
4Cách xử lý khi bị khó thở
Nếu bạn cảm thấy khó thở, việc bạn cần làm đầu tiên là mở các cửa sổ hoặc cửa ra vào trong nhà. Điều này giúp không khí được lưu thông tốt hơn, giúp giảm khả năng tích tụ virus trong không gian phòng.
Không nên sử dụng quạt hay điều hòa vì chúng có thể là nguyên nhân làm lây lan virus nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng phương pháp sau để cải thiện tình trạng khó thở:
- Hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng, trước khi thở ra hãy mím môi, động tác giống như bạn đang nhẹ nhàng thổi một ngọn nến.
- Ngồi ở tư thế thẳng lưng.
- Thư giãn vai, không gù vai.
Điều quan trọng là bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và thái độ tích cực, cố gắng đừng hoảng sợ nếu bạn cảm thấy khó thở.
5Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu bạn hoặc người bạn đang chăm sóc xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Khó thở khi đứng yên hoặc hoạt động nhẹ như mặc quần áo hoặc ăn uống nhưng vẫn có thể nói đầy đủ các câu mà không bị.
- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Không thể ăn uống trong một thời gian dài (hơn 24 giờ).
- Các triệu chứng đang dần tiến triển nặng hơn.
- Bạn không thể tự chăm sóc bản thân (ví dụ: tắm, mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc làm thức ăn).
Các bệnh viện điều trị Covid 19 uy tín
- Tại TP HCM: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy,...
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,...
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thông tin về cách điều trị COVID tại nhà. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: nhs.uk, Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế