Định nghĩa về “Xê dịch” không chỉ là sự dịch chuyển về khoảng cách địa lý bên ngoài. Mà còn là bên trong suy nghĩ của chính bạn.
“Lồng ngực của chúng ta đủ rộng rãi nhưng chính tâm hồn ta mới là thứ đang rỉ sét. Hãy khám phá thế giới bên trong một cách không mệt mỏi và hạ trại mỗi ngày một gần chân trời phía tây hơn.” - Henry David Thoreau.
Hãy để mọi thứ bên trong bạn hoạt động một cách trơn tru nhất có thể. Đừng để những sự phiền muộn quấy rầy tâm hồn. Hãy can đảm tìm cho mình những chân trời nơi mà trái tim và tâm trí bạn đang an nhiên tại đó.
Một xã hội đầy những thách thức, sẽ giúp con người trở nên can đảm và dũng cảm hơn. Khi người ta sẵn sàng dấn thân vào những vùng đất mới, khám phá và trải qua những dạng “nghi thức” khiến họ trở thành những công dân toàn cầu.
Chủ nghĩa xê dịch là gì?
Cụm từ “Chủ nghĩa xê dịch” không còn quá xa lạ với những người trẻ thuộc thế hệ Millennials - khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000 (18-35 tuổi). Bởi ngày nay “xê dịch” đang trở thành một phần cốt lõi trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nói một cách đơn giản, nó giống như một liều thuốc chữa lành. Xoa dịu những phiền muồn mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
Có thể nói “chủ nghĩa xê dịch” đã quá quen thuộc, và có mặt từ rất lâu rồi. Bởi cụm từ này đã được nhà văn Nguyễn Tuân (1910 -1987) - người cổ suý tích cực cho lối sống này, sử dụng trong những năm đầu thập niên. Với phương châm “luôn thay đổi thực đơn cho giác quan” ông được sống một cuộc đời cho chính mình. Tự do, ung dung, tự tại và thưởng ngoạn mọi cái hay, cảnh đẹp trên đời này. Hay thậm chí là trải nghiệm, luồn lách qua từng ngóc ngách của từng nơi mình đi qua.
“Xê dịch” được xem như một công cụ thay đổi bản thân. Nó giúp con người trở nên cởi mở và phóng khoáng hơn. “Chủ nghĩa xê dịch” ra đời đi ngược lại với những định kiến mà ông cha ta đã dạy về một chủ nghĩa yên ổn
Nhưng liệu niềm tin vào lối sống xê dịch có đúng đắn? Hay chúng ta đang đè lên nó một áp lực kỳ vọng không hề nhẹ ký chút nào?
Những người trẻ - nghiện xê dịch
Nói đến xê dịch, không có nghĩa là bạn phải bỏ hết mọi thứ bạn đang có để theo đuổi cái bạn mong muốn. Mà bạn có thể xê dịch bằng nhiều cách khác nhau. Dịch chuyển vị trí làm việc đến một địa điểm khác. Gap year hay chỉ đơn giản là tìm lại ước mơ của chính mình.
Nhưng bạn biết không bạn sẽ không thành công nếu suy nghĩ của bạn không thể xê dịch một cách tự nhiên, hoàn toàn tự nguyện và bản lĩnh. Bởi đôi khi, “xê dịch” không chỉ là sự dịch chuyển về khoảng cách địa lý bên ngoài. Mà đến từ những suy nghĩ bên trong của chính bạn.
Nói đến đây không thể nào không nhắc đến cái tên Phạm Mai Hương, cô gái vàng trong làng “xê dịch”. Một cô gái cá tính, thông minh lém lỉnh đã từng có ý định “bỏ nhà đi bụi” để chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới vào 3/2016.
Gạt bỏ mọi thứ để đến với ước mơ lớn nhất của đời mình, hành trình tìm đến “nóc nhà thế giới” của Phạm Mai Hương vô cùng gian nan. Mỗi ngày tranh thủ giờ nghỉ trưa cô leo bộ 9 tầng tòa nhà văn phòng, chạy bộ hơn 10km mỗi ngày. Mặc dù chỉ chinh phục đến độ cao hơn 5.000m, nhưng đó cũng là cả một nỗ lực to lớn của một cô gái nhỏ nhắn lần đầu xuất ngoại.
Đến nay, cô đã đi hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng như các tỉnh phía Nam. Cô cũng đặt chân tới Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Hong Kong, Mông Cổ,… Cô làm bạn với đại bàng, lạc đà trên đường đi.
Anh chợt nhận ra một chân lý giản đơn: Một mình vẫn vui!
Giống những ngành nghề khác, để tìm được nguồn cảm hứng đòi hỏi rất nhiều thứ. Tác giả phải lăn lộn, trải nghiệm với thời cuộc xu thế mới. Không riêng với tất cả những nhà văn khác, Anh Khang cũng thu lượm qua hàng trăm chuyến đi. Anh được biết đến là nhà văn trẻ lập kỷ lục với nhiều bản in nhất Việt Nam năm 2015. Những cuốn sách “Ngày trôi về phía cũ”, “Trời vẫn còn xanh”,… đã mang đến cho anh danh hiệu đó. Chất liệu đến từ hàng trăm chuyến đi, xuyên qua từng ngóc ngách từ chí Bắc đến chí Nam.
Sau ngần ấy những cuộc phiêu lưu thưởng ngoạn, anh nhận ra rằng: “ thăm thẳm giữa biển khơi ngoài kia, khi bạn một mình đối diện đối diện với chiếc thuyền đang rẽ sóng giữa trùng dương - cũng một mình, chợt nhận ra một chân lý giản đơn: Một mình vẫn vui! Cô đơn tự mình chọn hóa ra còn dễ chịu hơn nhiều thứ cô đơn khi cưỡng cầu ở cạnh một người không yêu mình”.
Có thể thấy “xê dịch” là một trong những nhân tố thiết yếu cho quá trình tự phát triển của bản thân. Để có một cuộc “xê dịch” ngoạn mục và thành công, bạn nên trang bị kỹ cho mình. Bổ sung sự phong phú vốn có, sống có mục đích, bản lĩnh với quyết định của chính mình.
Xê dịch không phải là để trốn tránh cuộc sống, mà là một cách mở rộng nó.
Một hình thức xê dịch mới - mang đến những trải nghiệm mới về Du học ngắn hạn. Chương trình diễn ra vào 7 ngày 6 đêm tại hai đất nước phát triển ở Châu Á.