1. Tìm hiểu về lá mơ lông
Lá mơ lông tên khoa học là Paederia tomentosa, có khả năng thích nghi cao, mọc trên hàng rào, bụi rậm tạo thành hình trái trứng. Bề mặt lá màu tím nhạt, hai mặt được phủ lớp lông mịn. Lá mơ được phân bố rộng rãi ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines,...
2. Các tác hại của lá mơ lông
Dù được xem là vị thuốc Đông y mang lại nhiều công dụng hữu ích nhưng lá mơ lông vẫn còn một số tác hại nguy hiểm bạn cần lưu ý như sau.
2.1. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Theo nghiên cứu, bề mặt lá mơ có những sợi lông nhỏ, nơi tích tụ tới 90% vi khuẩn, đặc biệt là virus E. coli. Những vi khuẩn này khó bị rửa trôi bằng nước nên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
2.2. Cản trở quá trình hấp thụ protein
Một trong những tác hại của lá mơ lông đó là cản trở quá trình hấp thụ protein. Trong lá mơ thường chứa chất paederin - một loại alkaloid có vị đắng có vai trò ức chế hoạt động của các enzyme tiêu hóa protein, khiến cơ thể hấp thụ ít protein hơn.
Không chỉ vậy, ăn lá mơ còn có thể gây tình trạng thiếu hụt vitamin C, đặc biệt đối với những người có chế độ ăn uống không cân bằng hoặc bị suy dinh dưỡng...
2.3. Gây đen lưỡi
Nếu bạn ăn quá nhiều lá mơ sống, lưỡi của bạn có thể bị đen trong vòng vài ngày do sự hiện diện của một loại chất tanin phản ứng với nước bọt tạo thành kết tủa. Điều này dẫn đến sự hình thành một lớp màu đen trên bề mặt lưỡi. Lớp màng đen này tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng có thể gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác khó chịu khi giao tiếp với người khác.
2.4. Dễ bị táo bón
Khi ăn quá nhiều lá mơ lông, chất paederin sẽ ức chế các hoạt động enzyme tiêu hoá dẫn đến tình trạng táo bón. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời.
3. Công dụng hữu ích của lá mơ lông
Bên cạnh những tác hại của lá mơ lông được nêu trên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những lợi ích mà loại thực phẩm này mang lại trong Đông y. Theo các chuyên gia, lá mơ lông có những công dụng chính như sau:
3.1. Tốt cho đường ruột
Lá mơ được coi là một trong những bài thuốc Đông y trị tiêu chảy, chướng bụng và khó tiêu hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng, tính mát, có công dụng sát trùng và chống viêm đường ruột. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu ăn quá nhiều lá mơ lông sẽ bị phản tác dụng và dễ dẫn đến tình trạng táo bón.
3.2. Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng
Loại lá này có tính sát trùng mạnh nên hỗ trợ rất tốt trong việc làm giảm tình trạng viêm đại tràng. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá mơ, rửa sạch và sắc nước uống ngày 3 lần. Tuy nhiên, đây chỉ là bài thuốc dân gian truyền lại do đó bạn cần tham khảo thêm từ ý kiến của bác sĩ.
3.3. Trị đau dạ dày
Lá mơ lông còn được coi là thần dược chữa đau dạ dày. Bạn hãy lấy một nắm lá mơ, rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước uống. Lưu ý, bạn chỉ nên uống lượng vừa phải khoảng 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20ml nhằm tránh dẫn đến các tác hại của lá mơ lông.
3.4. Trị ho và cảm lạnh
Dùng lá mơ chữa ho gà, cảm cúm là bài thuốc dân gian được ông cha ta truyền lại. Bạn hãy hấp lá mơ lông với một số nguyên liệu như cam thảo, gừng, vỏ chanh... và sắc lấy nước uống.
3.5. Giảm tình trạng mụn viêm, nấm và ghẻ lở
Với đặc tính kháng khuẩn và làm mát, lá mơ được coi là phương thuốc dân gian để điều trị các vấn đề về da như mụn viêm, ghẻ và nấm. Điều này là do hợp chất paederin trong lá mơ sẽ làm ức chế các hoạt động trên bề mặt da. Bằng cách rửa sạch lá mơ và giã nát rồi lọc lấy nước, bạn có thể bôi lên những vùng da có vấn đề.
3.6. Điều trị kiết lỵ
Lá mơ lông kết hợp với trứng gà được dùng như một bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
3.7. Lợi tiểu
Hầu như, các tác hại của lá mơ lông đều liên quan đến hệ tiêu hoá tuy nhiên đây được xem là nguồn thực phẩm “vàng” lợi tiểu. Để cải thiện tình trạng bí tiểu, bạn có thể dùng lá mơ tươi khoảng 40 - 50g, rửa sạch rồi sắc lấy nước. Uống nước này trong vài ngày bạn sẽ thấy tình trạng bí tiểu cải thiện rõ rệt.
3.8. Trị thấp khớp
Bên cạnh các công dụng trên, lá mơ lông còn có khả năng hỗ trợ xương chắc khỏe và trị thấp khớp. Chỉ cần dùng 50g lá mơ lông tươi đun nước uống mỗi ngày trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng thấp khớp của mình giảm đi đáng kể.
4. Phụ nữ mang thai có nên ăn lá mơ lông?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng lá mơ lông bình thường. Tuy nhiên, bạn hạn chế ăn sống vì có thể gây ra những tác hại của lá mơ lông như nhiễm khuẩn, đau bụng. Bạn có thể kết hợp lá mơ với trứng gà để rán hoặc hấp, đây được xem là món ăn bổ dưỡng và tốt cho đường ruột của mẹ bầu.
5. Trẻ sơ sinh uống nước sắc lá mơ lông có tốt không?
Bên cạnh các công dụng ở trên, lá mơ lông còn giúp thanh nhiệt cơ thể, chữa trị tiêu chảy và hạn chế tình trạng co giật ở trẻ rất hiệu quả. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá mơ cho trẻ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Cần sử dụng đúng cách: Sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho trẻ, điển hình như dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.
- Nguy cơ dị ứng: Bậc cha mẹ nên chú ý các triệu chứng và dấu hiệu ở trẻ khi cho sử dụng lá mơ lông để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Không hiệu quả tuyệt đối: Dùng lá mơ lông để trị tiêu chảy ở trẻ chỉ là bài thuốc dân gian truyền lại. Do đó, bạn chỉ nên dùng khi được cho phép của bác sĩ và không thể thay thế các loại thuốc chữa bệnh khác.
6. Lưu ý khi sử dụng lá mơ lông để chữa bệnh
Để tránh các tác hại của lá mơ lông, bạn nên chú ý những điều sau:
- Uống nhiều nước và đánh răng thật kỹ sau khi ăn lá mơ để tránh lưỡi bị đen.
- Khi dùng lá mơ để ăn sống cần phải ngâm và rửa thật sạch bằng nước muối.
- Tuyệt đối không đắp lá mơ hoặc bôi nước ép từ lá mơ lên vết thương hở, vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào gây nhiễm trùng da.
- Nếu phát hiện bị dị ứng với lá mơ như nổi mẩn đỏ, ngứa rát, khó thở,... bạn nên đến trung tâm y tế để được bác sĩ kiểm tra.
- Lá mơ lông chỉ là một bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, nó không thể thay thế được thuốc Tây y. Vì vậy, nếu dùng lá mơ một thời gian mà không thấy cải thiện thì cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị khoa học.
7. Các món ăn ngon được làm từ lá mơ lông
Dù được coi là thảo dược chữa bách bệnh nhưng lá mơ lông còn được nhiều người sử dụng để chế biến thành những món ăn khó cưỡng. Dưới đây là những món ăn điển hình được làm từ lá mơ lông mà bạn có thể tham khảo.
7.1. Trứng rán lá mơ
Một trong những cách phòng ngừa các tác hại của lá mơ lông đó là kết hợp cùng với trứng. Lá mơ chế biến với trứng gà không chỉ mang lại hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa đau dạ dày rất hiệu quả. Bên cạnh trứng rán, trứng hấp lá mơ cũng được nhiều người yêu thích bởi độ béo và vị đắng nhẹ độc lạ của món ăn.
7.2. Lá mơ cuốn cá rô đồng
Đây là món ăn vô cùng quen thuộc của người dân sông nước. Cá rô chiên giòn kết hợp với lá mơ tươi và chấm chén nước mắm chua ngọt sẽ tạo nên một hương vị lôi cuốn lòng người, ngon quên lối về.
7.3. Bánh lá mít rau mơ
Có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Cửu Long với các nguyên liệu như bột nếp, tinh bột sắn và nước cốt dừa béo ngậy kết hợp với lá mơ xanh. Món ăn có vị mặn ngọt độc lạ kết hợp với nước cốt dừa béo bùi khiến ai thưởng thức xong cũng phải gật gù khen ngon.
8. Thực phẩm đại kỵ không nên kết hợp với lá mơ
Lá mơ là loại thực phẩm có thể dùng trong nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, bạn không nên ăn lá mơ cùng với thịt lợn. Bởi vì sự kết hợp của hai thành phần này có thể gây kết tủa protein khiến cơ thể bị chướng bụng. Ngoài ra, ăn cùng với thịt lợn có thể tăng nguy cơ mắc phải các triệu chứng như khó tiêu, táo bón,... và nặng nhất là ngộ độc thực phẩm.
Tóm lại, dù có nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ nhưng bạn cũng nên lưu ý một tác hại của lá mơ lông. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như uống nhiều nước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đặc biệt phải được chế biến thật kỹ trước khi ăn lá mơ lông để tránh những tác động tiêu cực đến sức khoẻ.