Quản lý thông tin hiện tại được đánh giá là một trong số những ngành có tiềm năng và cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở trong thời đại 4.0. Nếu bạn còn chưa biết ngành Quản lý thông tin là gì, và có mong muốn theo đuổi một ngành học trong lĩnh vực thông tin thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Ngành Quản lý thông tin là gì?
Đây là ngành học đào tạo nhân lực có khả năng quản lý, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu, tài liệu phục vụ cho cả quá trình hoạt động, ra quyết định của một tổ chức nào đó.
Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành không ít, tuy nhiên thời đại 4.0 đưa ra những yêu cầu rất cao đối với người thực hiện bởi tính ứng dụng của ngành. Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Quản lý thông tin, chính phủ đã và đang thúc đẩy việc đào tạo nhân lực một cách hiệu quả nhất.
Học Quản lý thông tin đào tạo những gì?
Ngành học đào tạo cho sinh viên kỹ năng xử lý thông tin, xây dựng các hệ thống thông tin và quản trị, tổ chức những hệ thống này.
- Ngành học trang bị kỹ năng xây dựng các hệ thống thông tin và quản trị các hệ thống đó cho các thư viện, doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan.
- Sinh viên được đào tạo kỹ năng xử lý, tìm kiếm, lưu trữ và bảo mật thông tin.
- Sinh viên cũng được rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích, xây dựng các sản phẩm thông tin và cung cấp dịch vụ thông tin theo nhu cầu của khách hàng.
- Ngoài ra, sinh viên theo học cũng được đào tạo kỹ năng tin học để quản lý, xử lý thông tin hiệu quả trong thời đại 4.0.
Theo đánh giá của chúng tôi, những kỹ năng này không quá khó nhưng khá khô khan. Ngoài ra, để có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, các bạn theo học cần chú ý rèn luyện khả năng sử dụng công nghệ để bắt kịp với xu hướng thời đại, mở ra thêm các cơ hội công việc.
Các môn học trong ngành Quản lý thông tin
Ngành Quản lý thông tin cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống thông tin trong tổ chức. Ngoài các kiến thức về công nghệ như cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình, sinh viên còn được giới thiệu các kiến thức bổ trợ về tài chính, marketing, quan hệ quốc tế để có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Các môn học trong ngành Quản lý thông tin bao gồm Hệ thống thông tin quản lý, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng và truyền thông, Lý thuyết hệ thống trong quản trị, Phát triển hệ thống thông tin quản lý, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin doanh nghiệp, Thống kê và dự báo trong kinh doanh, Quản trị và sử dụng hệ thống thông tin… và các môn học liên quan như Quản trị học, Marketing và Nguyên lý kế toán. Những kiến thức này giúp sinh viên có thể nắm bắt được nhiều khía cạnh của quản lý thông tin và làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh đa dạng.
Dưới đây là khung chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân-ĐHQGHN văn để bạn tham khảo:
Học Quản lý thông tin ra trường làm công việc gì? Mức thu nhập bao nhiêu?
Sinh viên ra trường có thể làm các công việc tại các trung tâm thông tin, phòng thông tin, các trang mạng,… với mức thu nhập trung bình khoảng 7 triệu đồng.
Cử nhân ngành này có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực tại các cơ quan Nhà nước và nhiều tổ chức phi Chính phủ, trong các công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể:
- Văn thư, chuyên gia quản lý thông tin tại các thư viện, các trung tâm/phòng thông tin hoặc các công ty, các doanh nghiệp, thu nhập khoảng 4-9 triệu/tháng.
- Chuyên gia tổ chức và biên tập thông tin làm việc tại các tòa soạn, nhà xuất bản, các đài truyền hình/phát thanh. Mức lương khởi điểm là từ 4-6 triệu/tháng và sẽ tăng lên 12-15 triệu/tháng khi có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Chuyên viên quản lý, quản trị website tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp, thu nhập khoảng 5-7 triệu/tháng.
- Cán bộ thông tin làm việc tại nhà văn hóa thuộc các cơ quan nhà nước từ trung ương cho đến địa phương, mức thu nhập khoảng 3-7 triệu/tháng.
- Giảng viên đào tạo những bộ môn lĩnh vực thông tin tại các cơ sở giáo dục. Mức lương khởi điểm là từ 5-7 triệu/tháng, mức lương sẽ tăng lên 7-12 triệu/tháng khi có kinh nghiệm.
Có thể thấy, cơ hội làm việc của sinh viên ra trường vô cùng rộng mở. Tuy vậy, chúng tôi nhận định rằng mức lương không quá cao so với mặt bằng chung.
Ngành Quản lý thông tin phù hợp với ai?
Ngành này phù hợp với những bạn hướng nội, tỉ mỉ, yêu thích việc quản lý, có khả năng sử dụng công nghệ và xử lý thông tin.
- Khả năng phân tích, xử lý và tổng hợp các thông tin: Đây là ngành đặc thù liên quan đến xử lý thông tin, dữ liệu. Các bạn có năng khiếu xử lý thông tin sẽ phù hợp với ngành này.
- Sự cẩn thận, tỉ mỉ: Do tính chất công việc có liên quan đến thông tin và những sản phẩm của ngành, sự tỉ mỉ và độ chính xác trong công việc cũng là một trong những yêu cầu hàng đầu mà bạn bắt buộc phải đáp ứng.
- Khả năng sử dụng công nghệ thông tin: Công việc chính của người quản trị là quản lý thông tin, tuy nhiên trong thời đại 4.0, người quản trị cần có khả năng sử dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.
- Tính cách hướng nội: Đặc thù công việc yêu cầu người quản trị phải tập trung tiếp xúc và xử lý lượng thông tin lớn qua tài liệu, do đó, công việc không yêu cầu người quản trị phải tiếp xúc nhiều với con người.
Theo học Quản lý thông tin ở đâu?
Sinh viên có thể học tại các trường đại học chuyên về lĩnh vực khoa học xã hội, văn thư và xét tuyển bằng các khối A, C, D.
Ngành Quản lý thông tin thi khối gì?
Quản lý thông tin có thể thi các khối A00, A01, A07, C00, C20, D01, D02, D03, D04, D05, D06, D14, D78, D79, D80, D81, D82, D83, D84, D96. Điểm chuẩn khối C cao hơn hẳn các khối khác, vì vậy, các bạn thí sinh cần lưu ý trước khi chọn khối này.
Theo chúng tôi nhận định, có rất nhiều sự lựa chọn về khối thi cho các bạn muốn theo học, đặc biệt là các khối thi thuộc nhóm khối D với nhiều sự lựa chọn khác nhau ở môn thi ngoại ngữ.
Top trường đào tạo ngành Quản lý thông tin tốt nhất
Qua thống kê điểm chuẩn ngành năm 2022 có thể thấy, có 4 trường đại học trên cả nước đào tạo với mức điểm đầu vào ở mức tương đối cao.
Sau khi đánh giá về mức điểm chuẩn và uy tín của các trường, chúng tôi nhận định rằng các bạn nên đăng ký theo học ở hai trường Nhân văn Hà Nội hoặc Nhân văn TP.HCM.
Những lầm tưởng về ngành là gì?
Những lầm tưởng thường gặp là bắt buộc phải có trình độ IT và cơ hội việc làm không cao.
- Cần trình độ IT cao: Thực tế trong ngành này, công nghệ thông tin chỉ đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ trong quá trình làm việc.
- Cơ hội việc làm thấp: Có một số ý kiến cho rằng khi ra trường sẽ khó có được công việc ổn định sau khi ra trường bởi sự cạnh tranh nhân lực. Thực tế, trong sự phát triển mạnh mẽ của thời đại thông tin, cử nhân Quản lý thông tin vẫn luôn có rất nhiều cơ hội việc làm.
Những thách thức khi theo học ngành là gì?
Những thách thức khi theo học chủ yếu nằm ở môi trường làm việc và áp lực công việc.
- Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực: Việc tiếp xúc với hàng loạt thông tin với yêu cầu độ xác thực cao khiến cho công việc này trở nên vô cùng căng thẳng và áp lực. Người quản lý thông tin cần có khả năng xử lý thông tin một cách nhanh chóng, nhạy bén và phải luôn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của thông tin.
- Công việc khô khan: Tính chất công việc là tiếp xúc với khối lượng lớn thông tin trong hầu hết thời gian làm việc, không có nhiều sự giao lưu và các hoạt động khác bên ngoài, điều đó khiến công việc này trở nên vô cùng khô khan.
Vậy, có nên học ngành Quản lý thông tin không?
Ngành Quản lý thông tin là một trong những ngành đang được đánh giá là có triển vọng trong tương lai, đặc biệt là trong thời đại số hóa ngày nay. Việc học ngành này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về cách quản lý thông tin và xử lý dữ liệu trong tổ chức, đồng thời cung cấp cho họ các kỹ năng và công nghệ mới nhất để có thể giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực này.
Sinh viên khi học ngành Quản lý thông tin sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực như Hệ thống thông tin quản lý, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng và truyền thông, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin doanh nghiệp..
Ra trường, sinh viên có thể tìm được việc làm trong các lĩnh vực như quản lý thông tin, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, kinh doanh điện tử, truyền thông số, lập trình ứng dụng, v.v… Tùy vào năng lực và kinh nghiệm của từng cá nhân, lương của các vị trí tuyển dụng trong lĩnh vực này cũng khá cao.
Vì vậy, nếu bạn yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin và muốn tìm kiếm một ngành học có triển vọng, thì học ngành Quản lý thông tin là một lựa chọn tốt.
Kết luận
Qua những gì mà chúng tôi đã nghiên cứu, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Quản lý thông tin là ngành gì. Chúng tôi nhận định đây là ngành vô cùng tiềm năng trong thời đại nhu cầu xử lý thông tin tăng cao như hiện nay. Ngành này sẽ phù hợp với các bạn hướng nội, có sự nhanh nhạy khi làm việc với thông tin, có khả năng thống kê, phân tích tốt. Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho bạn thông tin đầy đủ về Quản lý thông tin để lựa chọn hướng đi đúng đắn nhất cho bản thân trong tương lai.