Chào F247, khá lâu rồi kể từ lần cuối cùng F0 tôi trồi lên. Thị trường khắc nghiệt quá đúng không? Tôi có nghe được của một “thầy” nào đó trên mạng là “phải có nàm thì mới có ăn”, làm quái gì có chuyện không làm mà đòi có ăn? Nhưng tôi thì nghĩ khác, có chứ, đó chính là “đặc quyền” của thứ chúng ta gọi là “đầu tư”, thật ra nghĩ theo 1 cách nào đó thì nhà đầu tư vẫn phải “làm”, đúng, đó chính là “làm thinh”.
Nói một cách rõ hơn, đó là sự “chờ đợi” - đây cũng là điểm chung của rất nhiều nhà đầu tư thành công, họ thành công vì họ biết cách chờ và cách đợi. Chúng ta đã từng mua đúng cổ phiếu, chọn đúng doanh nghiệp nhưng lại không biết cách “đợi” thành quả. → “bán non” Chúng ta đã từng có những cái nhìn chính xác về thị trường, về rủi ro nhưng lại chẳng biết cách “chờ” thời cơ chín muồi. → “bắt đáy”
Lại bị luyên thuyên rồi, trở lại với lý do tôi “trồi lên” tại thời điểm này. Rất đơn giản, vì tôi… rảnh. Khi mọi thứ đã trở lại với quỹ đạo thì điều kế tiếp chỉ là “chờ đợi”.
Ngay sau đây tôi sẽ liệt kê, tổng hợp và đánh giá những lý do tại sao nói đây là thời điểm “không làm vẫn có ăn” của VNindex:
Môi trường vĩ mô:
Chính sách tiền tệ
Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm và đã về ngang giai đoạn 2021.
Thông tư số 10/2023/TT-NHNN là một trong những nỗ lực cụ thể hỗ trợ khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
[!] Đánh giá: Ổn
Đầu tư
• Giải ngân đầu tư công trong 8 tháng đầu năm tuy chưa có sự bứt phá nhưng khá chắc rằng sẽ có sự bứt phá mạnh từ quý 4 như thường lệ.
• Tín hiệu tích cực của dòng vốn FDI xuất hiện nhiều hơn, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam tạo thêm điểm nhấn kỳ vọng.
[!] Đánh giá: Tích cực
Biến động tỷ giá
• Tỷ giá biến động trong Q3 mang tính mùa vụ. So với đợt biến động năm 2022, vị thế của Việt Nam đã khác nhờ nguồn cung ngoại tệ tích cực, dự trữ ngoại hối mở rộng và cán cân thương mại ước tính thặng dư.
• FED dần đi đến giai đoạn cuối của chu kỳ tăng lãi suất, gần nhất trong cuộc họp chính sách vào ngày 20/9 phần đông thị trường đang kỳ vọng NHTW Mỹ nguyên mức lãi suất hiện tại.
[!] Đánh giá: Trung lập
Thị trường
Xu hướng kỹ thuật
- TTCK VN vẫn còn non trẻ và đang giao dịch với xu hướng TĂNG trong trung và dài hạn.
- Tính biến động trong ngắn hạn là hiển nhiên phải có do tính chu kỳ của chính nền kinh tế (sẽ đề cập thêm ở phía sau) [!] Đánh giá: Tích cực
Hệ thống KRX
- Cơ quan quản lý và thành viên thị trường đang có những bước đi cụ thể trong nỗ lực đưa hệ thống KRX vận hành vào cuối năm. [!] Đánh giá: Tích cực (nhất là với nhóm cổ phiếu chứng khoán) Nâng hạng thị trường Việt Nam
- UBCKNN đã tổ chức nhiều cuộc họp, trao đổi với các tổ chức xếp hạng (MSCI và FTSE Russell), các thành viên thị trường và các bộ ngành liên quan.
- VN cũng đã và đang chủ động trong nhiều hoạt động nhằm cải thiện đánh giá đối với TTCK Việt Nam bền vững trong lâu dài. (Thanh lọc thị trường)
[!] Đánh giá: Tích cực (Tuy nhiên đây sẽ là câu chuyện xa)
Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp & định giá thị trường
Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp
-KQKD Q2.2023 có thể đã tạo đáy LN ở nhiều nhóm ngành.
-Kỳ vọng tăng trưởng LN dần đi lên từ Q3 do yếu tố mức nền cao ở năm 2022 sẽ giảm dần bên cạnh kỳ vọng các chính sách từ Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ các DN phục hồi.
[!] Đánh giá: Tích cực
Định giá thị trường
- VNIndex đang giao dịch ở mức P/E 12,6 lần cho ước tính 2023. Mức định giá này thấp hơn TB 5 năm là 14,5 lần và TB năm 2021 là 15,6 lần.
- Thị trường sẽ tập trung nhiều hơn vào nửa cuối 2023 và sang năm 2024 với mức định giá ước tính đang ở mức hấp dẫn là 9,6 lần.
[!] Đánh giá: Tích cực
Bonus: Chu kỳ thị trường
Một cách tổng hợp nhất, với những thông tin phía trên, chúng ta hoàn toàn có thể biết được rằng VNindex đang ở đâu.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
- Nhìn chung, ngoài rủi ro điều chỉnh kỹ thuật ngắn hạn chủ yếu đến từ cung chốt lời sau chu kỳ tăng kéo dài, các yếu tố hỗ trợ cho thị trường đi lên trong trung và dài hạn vẫn tiếp tục được duy trì và chuyển biến tích cực. (Điều chỉnh là hiển nhiên và nhất thời)
- Trong quá trình tích lũy cho trung hạn của thị trường sẽ xuất hiện sự nổi trội của những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tích cực.
[!] Đồ thị kỹ thuật
-Ngoài kia nghe ai cũng đều lo về mẫu hình 2 đỉnh, lần này tôi sẽ đi riêng.
-Hỗ trợ: 1130.
Đừng quên, Quản trị rủi ro là việc của mỗi cá nhân.
Mỗi cây mỗi lá, Muôn người muôn vẻ, mỗi người mỗi cách phù hợp với chính mình.
Gợi ý về cổ phiếu:
-Chứng khoán: Đi cùng nhau cả, nhóm này mua nào cũng được, view dài (SSI, FTS, MBS, OSR…) -BĐS nhà ở: Nhóm “nhạy cảm” cần sự nhanh nhạy (DXG, NTL, NLG) -BĐS KCN: Tương đối an toàn, triển vọng rõ ràng nhưng sẽ chậm, view dài (IDC, LHG) - Nhóm sản xuất - xuất khẩu: Từ số liệu có thể thấy được sự chuyển mình từ KQKD của nhóm này, phản ánh vào giá sẽ cần thời gian. (HPG, DHC,VHC) -Nhóm Đầu tư công: phạm trù rộng, cá nhân đánh giá cao những cp được hưởng lợi trực tiếp từ case sân bay Long Thành, view dài (VCG, KSB)
Danh mục tham khảo: SSI, DHC, LHG, KSB ( ai lỡ đồng tàu có thể trao đổi chi tiết thêm)
j4f.
Dài quá rồi, hẹn gặp lại mn trong những bài viết sau (nếu có)!