2. Trẻ học cấp một
Khi mới bắt đầu học toán ở trường, trẻ sẽ có những dấu hiệu được coi là học dốt toán như:
- Gặp khó khăn trong việc học và ghi nhớ những bài toán cơ bản như 2 + 4 = 6.
- Khó xác định những ký hiệu toán học như “+” hay “-‘ cũng như khó dùng những ký hiệu này đúng cách.
- Vẫn sử dụng ngón tay để đếm hay làm toán thay vì dùng những cách tính toán nâng cao hơn như tính nhẩm.
- Khó hiểu các từ liên quan đến toán học như “lớn hơn” và “nhỏ hơn”.
- Gặp khó khăn với các cách biểu diễn số trực quan. Ví dụ như trẻ gặp khó khăn khi biểu diễn số lên trục số.
3. Trẻ học cấp hai
Khi môn toán trở nên phức tạp hơn chứ không còn là các phép cộng trừ nhân chia đơn giản như cấp một, bé mắc hội chứng dyscalculia có thể gặp các dấu hiệu sau đây:
- Gặp khó khăn khi theo dõi điểm số trong các trò chơi thể thao.
- Khó hiểu các khái niệm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục… Trẻ thường dễ nhầm lẫn những giá trị này.
- Gặp khó khăn khi tính toán với phân số và khi đo lường mọi thứ. Ví dụ như trẻ không đo lường được thành phần trong một công thức nấu ăn đơn giản.
4. Trẻ học cấp ba
Chứng khó học toán có thể ảnh hưởng khá nhiều mặt trong cuộc sống của trẻ chứ không còn chỉ là ở môn toán. Một số vấn đề có thể thấy ở trẻ cấp ba học dốt toán là:
- Khó nắm bắt thông tin được hiển thị dưới dạng biểu đồ.
- Gặp khó khăn trong việc tìm các cách tiếp cận khác nhau cho cùng một bài toán.
- Gặp khó khăn trong việc đo lường thành phần trong một công thức nấu ăn đơn giản.
- Gặp khó khăn khi áp dụng toán học vào việc dùng tiền chi tiêu hàng ngày. Ví dụ như trẻ sẽ không thể tính toán số tiền mình cần trả người khác khi mua đồ hay không biết tính tiền người bán hàng cần thối lại cho mình.
Dấu hiệu chứng dyscalculia ở người lớn
Dù đã không còn đi học và phải làm các bài kiểm tra toán, người lớn vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi chứng dyscalculia. Một số dấu hiệu của chứng khó học toán ở người lớn có thể là: