Cây chìa vôi là loại thảo dược thân leo được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh về xương khớp. Đừng bỏ lỡ bài viết sau của Dược Thái Minh để tìm hiểu những thông tin liên quan đến tác dụng của loại dược liệu này và những điều cần lưu ý khi dùng nó để chữa bệnh.
Dược liệu chữa xương khớp và thoát vị đĩa đệm
Đặc điểm và khái niệm khoa học
- Tên tiếng Việt: Cây chìa vôi, Bạch phấn đằng, Hồ đằng, Bạch liễm, Vét phông, Khau lích.
- Tên khoa học: Cissus repens Lam.
- Chi (genus): Cissus
- Họ (familia): Vitidaceae
Đặc điểm cây
- Là loại cây nhỏ leo, cao từ 2 - 4m, nhẵn khắp mọi phần, cành hình trụ, đôi khi hơi đỏ, màu nhạt hoặc xanh nước biển, to bằng ống lông ngỗng.
- Thân cây có khía, tua cuốn đơn và có hình sợi chỉ.
- Lá đơn, 5 - 7 thùy chân vịt, hình tim ở gốc nhưng hẹp dần trên cuống, những cái trên gần nguyên, hình mũi mác, răng nhỏ giống như những cái lông, hướng về ngọn. Cuống lá dày ở phía gốc, tù ở phía ngọn, thắt lại ở quãng giữa.
- Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành cụm, đài hình đấu hay hình chén, đối diện với lá, ngắn hơn lá, rụng sớm; tràng 4 cánh, nhị 4, bao phấn tròn và bầu nhẵn, ra hoa từ tháng 4 - tháng 8.
- Quả nang hình tròn, mọc từ 5 - 6mm, khi chín có màu đen, quả có vào tháng 5 - tháng 10.
Cây dược liệu này có mấy loại? - Dựa vào màu sắc thân cây thì chìa vôi được chia thành 2 loại là trắng và tím. Dựa theo danh pháp khoa học thì chìa vôi lại được chia thành 3 loại là chìa vôi 4 cạnh, chìa vôi Java và chìa vôi bò.
Hình ảnh cây chìa vôi
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây phân bổ ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,... Ở nước ta thường bắt gặp ở Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, HCM,...
Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng,... Ngoài ra, loại cây này cũng được trồng nhiều nơi vùng đồng bằng.
>> Xem thêm: Những cây thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả kỳ diệu
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng để làm thuốc: Rễ củ, dây, lá chìa vôi,...
Cách sơ chế: Rễ củ đào về, rửa sạch, ngâm một đêm cho mềm rồi thái mỏng, phơi khô. Khi dùng đem rễ củ ngâm với nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn thành từng đoạn, tẩm rượu sao.
Bộ phận của cây sau khi sơ chế
Thành phần hóa học
Thành phần của cây dược liệu có chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin và acid hữu cơ. Đặc biệt, ngọn và lá có chứa glucid 5,4%, protid 1,4%, xơ 1,1%, caroten 1,5 mg%, vitamin C 45mg%, tro 0,8% - Hợp chất thiết yếu hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
Cây chìa vôi có tác dụng gì?
Cây chìa vôi trị bệnh gì? - Theo y học cổ truyền, chìa vôi có vị đắng chua, tính mát giúp thông kinh, trừ tê thấp, đau lưng, phá huyết, lợi tiểu, tiêu độc, thanh nhiệt. Nó có tác dụng:
Hỗ trợ chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm
Thành phần của chìa vôi có chứa nhiều hoạt chất như saponin, phenolic, acid hữu cơ và các acid amin. Trong đó, saponin có tác dụng hỗ trợ điều trị những bệnh lý về cơ xương khớp, tăng cường dưỡng chất cho xương khớp, hạn chế đau nhức xương khớp cho người bị viêm khớp, đau lưng,..
Đây là dược liệu chữa đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả
Ngoài ra, dược liệu này còn tác động đến đĩa đệm đang bị tổn thương để làm nó phục hồi từ bên trong. khi đi vào cơ thể, hoạt chất có trong chìa vôi sẽ làm tăng độ bền của thành mạch, giảm co cứng cơ, giúp bổ sung dưỡng chất cho phần đĩa đệm bị tổn thương, cải thiện lưu thông khí huyết.
Xem thêm: Mách bạn 7 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống lưng
> Tham khảo tài liệu: https://bjbas.springeropen.com/articles/10.1186/s43088-021-00120-z
Lợi tiểu
Theo nghiên cứu, sau khi tiêm một liều độc nọc rắn hổ mang và chuột sử dụng chìa vôi, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng tỷ lệ sống của chuột được kéo dài hơn. Nhờ vậy đã phát hiện được công dụng lợi tiểu của dược liệu quý này.
Trị mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy
Chìa vôi có tác dụng trị mụn nhọt bởi vì nó chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng. Một số hoạt chất chính trong cây có tác dụng trị mụn nhọt bao gồm:
- Saponin: Hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn nhọt như P. acnes.
- Flavonoid: Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đỏ rát do mụn nhọt.
- Tanin: Hoạt chất này có tác dụng sát trùng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành da.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Cây có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận bởi vì nó chứa nhiều hoạt chất có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng đối với bệnh nhân có sỏi đường kính không quá 0.5cm, chức năng thận tốt hoặc chỉ đang giảm nhẹ.
Tác dụng chống oxy hoá
Cây chìa vôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính và lão hóa sớm, theo tài liệu https://www.mdpi.com/2673-9992/21/1/20
Tác dụng bảo vệ gan và tim mạch
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiết xuất cây chìa vôi có khả năng bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất độc hại và cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol và bảo vệ tế bào tim
Bài thuốc chữa xương khớp, mụn nhọt, viêm lở da
Dược liệu chìa vôi có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để đẩy nhanh tiến độ phục hồi từ bên trong, loại bỏ nguy cơ gây bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Chẳng hạn như:
Chìa vôi - Dược liệu được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y
Chữa phong thấp, đau nhức xương
Bài thuốc 1:
- Dược liệu: Dây chìa vôi 20g, dây đau xương 15g, cây lá lốt (nhỏ liền cả rễ) 15g.
- Đem tất cả các dược liệu sao vàng hạ thổ rồi sắc nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Chìa vôi 20g, rễ lá lốt 15g đem sắc với 500ml nước, sắc còn 250ml và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Thoái hóa cột sống
- Dược liệu: Chìa vôi 50g; ngưu tất 40g; đương quy, cầu tích mỗi loại 20g; xuyên khung 10g.
- Đem tất cả các dược liệu trên ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 1 tuần là sử dụng được. Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 chén nhỏ khoảng 20ml.
Xem thêm:
- Mách bạn 7 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống lưng
Chữa bong gân, chấn thương
- Dược liệu: Lá chìa vôi, lá thầu dầu tía theo tỷ lệ 1:1
- Đem dược liệu giã nát, trộn với giấm hoặc rượu rồi sao nóng, đắp và bó vào chỗ chấn thương. Ngày thay thuốc từ 1 - 2 lần.
Thoát vị đĩa đệm, đốt sống cổ
Có nhiều cách sử dụng chìa vôi để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Cụ thể:
Cách 1: Sắc thuốc
Dược liệu: Chìa vôi 40g; lá lốt, cỏ xước, tầm gửi, dền gai mỗi loại 20g
Đem dược liệu trên sắc với 1.5 lít nước dùng uống hàng ngày.
Cách 2: Hãm trà để uống
- Lấy phần thân, lá cây đã được bào chế cho vào ấm đun sôi hoặc hãm như pha trà để uống hàng ngày.
- Duy trì tối thiểu trong 2 tháng để cải thiện rõ cơn đau thoát vị đĩa đệm.
Cách 3: Chườm nóng
Cách này giúp tác động vào đĩa đệm đang bị tổn thương để giảm đau, giúp xương khớp thư giãn và cải thiện tình trạng tê bì. Quá trình đắp thảo dược còn góp phần kích thích lưu thông máu đến cột sống, hạn chế cơ co thắt, thúc đẩy phục hồi đĩa đệm và mô mềm bị tổn thương diễn ra nhanh hơn.
- Lấy 1 nắm lá chìa vôi tươi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để làm sạch rồi rửa sạch, để ráo.
- Vò nhẹ hoặc giã dập lá chìa vôi rồi cho vào chảo rang với muối hạt. Khi đã rang nóng thì cho vào chiếc khăn hoặc túi vải sạch, đợi nguội bớt thì dùng đắp lên vùng cột sống bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
- Chườm đến khi dược liệu nguội thì đem sao nóng lại để chườm thêm 1 lần nữa. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày trong 2 tuần.
Chườm nóng cũng là cách giảm đau hiệu quả
Chữa ung nhọt sưng tấy, viêm lở da
Dùng lá chìa vôi tươi giã đắp, kết hợp với uống thuốc tiêu độc: kim ngân hoa, bồ công anh mỗi loại 10g, thổ phục linh 20g đem sắc nước uống trong ngày.
Mụn ổ gà ở nách
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm nang lông kèm theo viêm tuyến hôi thì có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Lá chìa vôi tươi giã nát, khuấy đều với lòng trắng trứng gà
- Đắp hỗn hợp trên lên nhọt, dùng băng cố định lại. Ngày thay thuốc 1 lần.
Chai chân mắt cá
Lá chìa vôi tươi giã nát với ⅓ râu tôm sống, đắp vào chỗ bị bệnh. Sau đó, dùng băng cố định, ngày thay thuốc 1 lần.
Rắn rết cắn
Giã lá chìa vôi tươi với muối, sau đó nhai nuốt dần nước, còn bã thì đắp lên vết thương.
Lưu ý khi sử dụng cây chìa vôi chữa bệnh?
Tùy vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà sẽ có phương pháp dùng chìa vôi khác nhau. Trong đó, phương pháp sắc lấy nước uống hoặc giã nát chìa vôi tươi để đắp ngoài ra được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người dùng cần lưu ý:
Lưu ý khi sử dụng chìa vôi chữa bệnh
- Sử dụng với liều lượng hợp lý, chọn mua sản phẩm có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Kiên trì áp dụng phương pháp để thấy được hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá phụ thuộc và lạm dụng dược liệu bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ.
- Không nên tự ý sử dụng, cần tham khảo lời khuyên và sự tư vấn của bác sĩ và đảm bảo tuyệt đối những quy định mà bác sĩ đưa ra.
- Nếu cơ thể có những biểu hiện, triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng cần ngưng sử dụng và gặp bác sĩ để được kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc người bị bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu này đều không nên sử dụng.
Cây chìa vôi là dược liệu có nhiều tác dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để phát huy hết công dụng và kiểm soát các tác dụng không mong muốn của dược liệu với sức khỏe.
Xem thêm:
- 10 Cây thuốc nam chữa đau lưng cực hiệu quả ít ai biết
- Những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả - dễ tìm
- Cây mật gấu - Dược liệu quý hiếm “đắng” nhưng giã tật