Hospitality được đánh giá là một trong những ngành có mức độ phát triển năng động nhất hiện nay. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại còn khá mới khi trở nên phổ biến ở thị trường Việt Nam trong vòng khoảng hơn một thập niên trở lại những năm gần đây.
Vậy các bạn có biết Hospitality là gì không? Vai trò cũng như tiềm năng và thách thức của ngành hospitality? Các kỹ năng buộc phải đáp ứng được của người làm trong ngành hospitality.
Bài viết dưới đây Vissai sẽ giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề này nhé!
Hospitality là gì?
- Hospitality là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến để chỉ chung các ngành dịch vụ cho khách hàng. Trong Tiếng Anh, “hospitality” cũng có nghĩa là lòng yêu mến khách hay lòng hiếu khách, vậy nên đây sẽ mang nghĩa là sự tiếp đón, đối đãi một cách thân thiện và hào phóng dành cho những vị khách hàng từ xa đến hoặc người lạ.
Từ trước đến nay rất có thể mọi người vẫn thường nhầm lẫn từ hospitality là chỉ riêng ngành khách sạn - du lịch. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn nhé, ngành hospitality này bao gồm rộng hơn nhiều với 3 mảng chính không thể không kể đến là:
- Ẩm thực (tiếng anh Food & Beverage): Đó là có thê là các nhà hàng lớn, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, quán bar, quầy phục vụ đồ ăn trong khách sạn,…
- Dịch vụ lưu trú (tiếng anh Accomodation): Khách sạn sao, resort, nhà nghỉ, bungalow, homestay…
- Du lịch - lữ hành ( tiếng anh Travel & Tourism): Các công ty tổ chức lữ hành, hàng không hay các hình thức vận chuyển đi lại cho hành khách…
Hospitality management là gì?
- Hospitality Management là gì? Đây là một vị trí công việc mà rất nhiều người mơ ước. Đối với mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ bao gồm nhiều những bộ phận khác nhau. Các bộ phận này đều cần có sự phối hợp một cách ăn ý nhất với nhau và dưới sự chỉ đạo của một người Quản lý để đem đến chất lượng phục vụ cao nhất. Vậy có thể coi Hospitality Management chính là ngành dạy để đào tạo ra các Quản lý đứng đầu này.
- Ngành quản trị Nhà hàng & Khách sạn nghĩa là quản lý và tổ chức tổng thế các hoạt động của khách sạn sao cho hiệu quả và hợp lý. Người Quản lý này phải có kiến thức, sự am hiểu chi tiết về lĩnh vực Hospotalit. Từ đó mởi có khả năng đảm nhận các công việc cũng như điều hành và vận hành được các hoạt động của khách sạn, nhà hàng. Cụ thể có thể liệt kê ra các công việc sau: lập các bản báo cáo kết quả tài chính chi tiêu, các bản thu chi chi tiết, xây dựng hệ thống các quy tắc trong việc quản trị nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng được đặt và phòng còn trống, quản lý việc nguồn mua và quá trình chế biến thực phẩm,…
Hospitality industry là gì?
- Ở Việt Nam, Hospitality Industry là gì? Đây được hiểu là một ngành dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động trong Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch lữ hành (hospitality and tourism management). Đồng thời nó cũng được ví như ngành “công nghiệp không khói” hay “ngành công nghiệp đẻ trứng vàng” với nhiều loại hình hoạt động khác nhau: khách sạn, khu resort, nhà hàng, nhà nghỉ, homestay, bungalow, du thuyền, casino, chăm sóc spa, công ty du lịch lữ hành…
- Nhiệm vụ chính và cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhất của Hospitality Industry là hoạt động tổ chức thực hiện các công việc chào đón, tiếp đón khách, cung cấp các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu khách cần và tiễn khách về trong sự hài lòng, thoải mái với dịch vụ cao nhất.
- Chính định hướng đưa du dịch phát triển trở thành một ngành kinh tế lớn và mũi nhọn. Nên Hospitality Industry sẽ nắm giữ vai trò then chốt ngay trong việc quảng bá hình ảnh của cả một quốc gia, từ đó thu hút ngày càng đông đảo lượng khách quốc tế từ khắp nơi trên thế giới đến với Việt Nam.
Những kỹ năng cần có của người theo ngành Hospitablity Industry
Sau đây là các kỹ năng cần có của người theo ngành Hospitality Industry
Muốn có khả năng thăng tiến cao trong ngành Hospitality Industry, bạn cần phải là một người thật am hiểu kiến thức chuyên môn ngành từ căn bản tới nâng cao về ngành Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch và có những kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó còn có các kỹ năng khác như giao tiếp - ngoại ngữ - giải quyết vấn đề…, cũng là yêu cầu cho người hoạt động trong ngành này:
- Sử dụng thành thạo những công nghệ mới:trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng 4.0; sử dụng thành thạo công nghệ sẽ giúp cho việc check-in phòng bằng điện thoại, ứng dụng giảm giá, hệ thống trợ giúp kỹ thuật số, các phương tiện mạng xã hội,...
- Thu nhập dữ liệu để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: các dịch vụ ngày càng cần nâng lên để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Trên đây là đầy đủ các thông tin xoay quanh Hospitality là gì? Hy vọng các thông tin này giúp quý khách hàng hiểu hơn về ngành dịch vụ này!