Account Marketing là gì?
Account Marketing là một vị trí trong Agency, hoạt động như một đường dây kết nối giữa khách hàng (Client) và Agency. Đây chính là người sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng, tiếp nhận những yêu cầu từ khách hàng và truyền đạt lại cho doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện các chiến dịch tiếp thị và giải quyết các vấn đề phát sinh. Họ cũng chính là người giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp cho doanh nghiệp với khách hàng.
Những vị trí Account trong Agency là gì?
1. Account Executive
Vị trí chuyên viên Account (Account Executive) là người có vai trò đảm nhiệm phần lớn công đoạn thực hiện (Execute) trong công việc quảng cáo, ví dụ như đàm phán hợp đồng, chọn kênh truyền thông phân phối,... Trong ngành quảng cáo và Marketing, những người giữ chức vụ Account Executive thường có trách nhiệm phục vụ và nhận yêu cầu từ khách hàng. Không chỉ vậy, Account Executive còn là đầu mối liên hệ giữa khách hàng và Agency, đồng thời có nhiệm vụ quản lý và giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng luôn là tốt nhất.
Vị trí này có thể gọi là vị trí cơ bản nhất thuộc bộ phận Marketing nên không có yêu cầu quá nhiều về mặt kinh nghiệm nhưng lại có mức lương khá ổn định so với mặt bằng chung, khoảng 6-12 triệu đồng/tháng, rất thích hợp cho các bạn trẻ năng động, nhiệt huyết.
2. Account Manager
Account Manager có thể hiểu đơn giản là người phát triển mối quan hệ với khách hàng và ký kết các hợp đồng. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức về ngành, đạt được những thành tựu nhất định trong công việc, bạn có thể sẽ được thăng tiến lên vị trí quản lý - Account Manager. Những công việc mà Account Manager đảm nhiệm cũng bao gồm cả những công việc của Account Executive và cả những công việc quan trọng khác như:
- Thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng
- Thực hiện phân tích và báo cáo dữ liệu
- Gia hạn hợp đồng và bán thêm...
Với những công việc và kỹ năng cần có của vị trí này, Account Manager có thể có mức lương dao động từ 24 - 35 triệu đồng/tháng cùng với cơ hội thăng tiến cũng rộng mở.
Những kỹ năng cần có đối với một Account Marketing
1. Kiến thức chuyên môn
Không chỉ mỗi công việc Account mà bất kể công việc thuộc bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi bạn cần phải có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt. Với một số vị trí có thể không yêu cầu kinh nghiệm cao, tuy nhiên, kiến thức chuyên môn là thứ mà bạn phải có. Đối với một Account Marketing, bạn phải nắm chắc những kiến thức chuyên ngành, những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để từ đó có thể đưa ra những phương án phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
2. Kỹ năng giao tiếp tốt
Đảm nhiệm trọng trách là cầu nối giữa khách hàng với Agency thì kỹ năng giao tiếp tốt chính là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu đối với một Account Marketing. Account sẽ luôn phải làm việc, giao tiếp với rất nhiều đối tác, khách hàng, đồng nghiệp ở mọi độ tuổi, tính cách và địa vị khác nhau. Vì vậy, sở hữu kỹ năng giao tiếp khôn khéo sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải thông tin giữa khách hàng và doanh nghiệp một cách rõ ràng, suôn sẻ hơn.
Không chỉ vậy, với vai trò là cầu nối giữa khách hàng và nhóm dự án, Account sẽ là người phải đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Vì vậy, khả năng giao tiếp khôn khéo sẽ giúp bạn hoá giải mọi chuyện một cách dễ dàng hơn.
3. Khả năng sáng tạo
Làm các công việc liên quan đến Marketing, truyền thông,...sự sáng tạo chính là một trong những yếu tố không thể thiếu. Mỗi một dự án, kế hoạch, chương trình đều đòi hỏi bạn cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo trong các ý tưởng đưa ra, mang tính đột phá và hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, hoạt động trong ngành Marketing, Account cũng có thể tham gia vào quá trình brainstorm, lên ý tưởng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, sự sáng tạo cũng chính là thứ giúp doanh nghiệp giành lợi thế lớn về phía mình, có thể đánh bại được đối thủ, từ đó thu hút được khách hàng về phía mình.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Bên cạnh những kỹ năng về mặt chuyên môn thì kỹ năng làm việc nhóm cũng là một yếu tố tiên quyết mà Account nào cũng phải có. Account không chỉ làm việc độc lập mà còn phải làm việc với team của mình, với những phòng ban liên quan khác thì mới có thể đưa ra một chiến dịch thành công. Thiếu đi kỹ năng làm việc nhóm sẽ là một trong những lý do gây ra sự bất hoà trong team, khó khăn trong quá trình làm việc, từ đó sẽ khiến chiến dịch, dự án đó không được thành công như mong đợi.
5. Kỹ năng quản lý thời gian
Công việc mà một Account phải đảm nhiệm là vô cùng nhiều. Ngoài việc kết nối giữa khách hàng và Agency thì Account còn phải làm rất nhiều việc khác như: lên kế hoạch, giám sát dự án, theo dõi ngân sách, báo cáo tiến độ cho khách hàng,... Do đó, để có thể kiểm soát được hết lượng công việc của mình, sắp xếp và bố trí thời gian hợp lý cho các công việc để có thể đem lại kết quả tốt nhất.
Nếu không có khả năng quản lý thời gian, điều đó không chỉ khiến bạn không có thời gian riêng cho bản thân, suốt ngày vùi đầu vào công việc mà còn làm ảnh hưởng đến thời gian, công sức của người làm việc cùng bạn. Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn kiểm soát được deadline và hiệu suất cũng được tăng lên. Đồng thời, giúp bạn có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
CƠ HỘI THĂNG TIẾN TRONG NGHỀ ACCOUNT MARKETING
Cũng như những công việc khác, Account có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng. Mỗi một cấp độ cũng sẽ đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và lượng thời gian làm việc nhất định gồm 3 cấp độ cơ bản sau:
- Account Executive
Đây được coi là cấp độ cơ bản nhất trong nghề Account Marketing. Vị trí này không yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm tuy nhiên những kiến thức chuyên môn là yếu tố rất quan trọng.
Vị trí này phù hợp với những người mới bắt đầu bước vào nghề, sinh viên mới ra trường.
- Account Management
Là một Account Management, nhiệm vụ của bạn cũng sẽ bao gồm những công việc của Account Executive, tuy nhiên, ở vị trí này sẽ thêm nhiều công việc thiên về quản lý hơn. Sau một khoảng thời gian nhất định với vị trí Account Executive, bạn đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn và những thành tựu nhất định trong công việc thì việc thăng tiến lên vị trí quản lý là hoàn toàn có khả năng.
- Account Director
Sau khi giữ vị trí trước đó trong khoảng 5 - 6 năm, bạn có thể tiến lên vị trí Account Director nếu bạn thực sự có năng lực. Công việc chính của Account Director chủ yếu là xây dựng các mối quan hệ với đối tác lớn, đưa ra các định hướng về chiến lược cho khách hàng cũng như giải quyết khi có sự cố xảy ra, quản lý bao quát các cấp thấp hơn bao gồm Account Manager và Account Executive.