Vai trò của nghi lễ cúng đầy tháng cho bé
Cúng đầy tháng chính là một trong ba nghi lễ quan trọng có trong thủ tục cúng Mụ. Lễ cúng này được tổ chức nhằm 3 mục đích chính đó là:
- Giúp cha mẹ báo cáo với tổ tiên, thiên địa về sự có mặt của một sinh linh mới.
- Bày tỏ sự biết ơn của bậc phụ huynh với Bà Mụ đã “nặn" ra em bé và Đức Ông - người có công che chở giúp việc mang thai và sinh nở được diễn ra thuận lợi.
- Cầu nguyện may mắn, bình an cho em bé và giúp bé có một khởi đầu thuận lợi.
Theo truyền thống, lễ cúng đầy tháng cho bé trai sẽ được tổ chức vào ngày sinh thứ 29 của trẻ. Bởi dân gian tính ngày cúng mụ dựa trên nguyên tắc “Nữ lùi hai, Nam lùi một”. Bên cạnh đó, nghi thức này sẽ diễn ra vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối.
Tuy nhiên, hiện nay, không ít cha mẹ đã dựa vào lịch Dương để tổ chức lễ cúng mụ cho con trai lẫn con gái. Cụ thể là lấy ngày sinh theo lịch dương của bé làm mốc và đúng ngày đó tháng sau, lễ cúng đầy tháng sẽ diễn ra.
Hướng dẫn chi tiết cách cúng đầy tháng cho bé trai
Sau đây là cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản, được nhiều người áp dụng mà bạn nên tham khảo:
Chuẩn bị mâm cúng
Việc chuẩn bị mâm cúng là bước quan trọng trong nghi lễ cúng mụ cho bé trai. Thông thường, các thầy cúng sẽ yêu cầu cha mẹ chuẩn bị đồ cúng cho hai bàn: một bàn cúng 12 Bà Mụ và một bàn cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy là Thánh Sư, Tổ Sư và Tiên Sư.
Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của từng vùng, miền. Tuy nhiên, sẽ có một số vật dụng không thể thiếu, bắt buộc các cha mẹ cần phải chuẩn bị. Cụ thể:
Lễ vật trong mâm cúng mụ cho bé trai bao gồm:
- 7 con tôm tượng trưng cho 7 vía của bé trai. Cha mẹ có thể thay thế bằng chim, cua hoặc ốc tùy điều kiện.
- Đũa hoa: Là loại đũa được vuốt hình hoa trên đầu đũa được bà Chúa yêu thích sử dụng.
- Chén chè đậu đỏ nhỏ; đĩa xôi; trứng chim cút, mỗi món chuẩn bị số lượng 12.
- hoa; bánh kẹo; trầu têm cánh phượng, bộ quần áo hàng mã; nén hương; tiền lẻ mỗi loại chuyển bị số lượng 12.
- Một bát nước lọc to.
- Một đĩa muối và một đĩa gạo.
Lễ vật trong mâm cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy gồm:
- 1 con gà hoặc vịt luộc.
- 1 bát cháo trắng lớn.
- 1 bát chè đậu đỏ lớn.
- 3 đĩa xôi to.
- 1 miếng thịt lợn quay.
- 1 đĩa hoa quả có đủ 5 loại quả tùy chọn.
- Trầu cau, rượu và đồ vàng mã, nhang và nến thơm.
Chú ý: Ngoài những đồ cúng trên, các phụ huynh nên nhớ chuẩn bị cả lễ vật cho bàn thờ Phật (nếu có trong nhà), bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật hay bàn thờ Thổ Thần, Thổ Địa.
Khi bày biện đồ cúng đầy tháng cho bé trai, các bố mẹ cần chia những đồ đã chuẩn bị thành 2 mâm: Một mâm ở trên và một mâm ở dưới đặc các nhau không quá 10cm. Trong đó, bàn ở trên đặt lễ vật cúng 12 Bà Mụ còn bàn thấp hơn đặt đồ cúng Đức Ông. Nguyên tắc đặt mâm cúng chính là : Phía đông đặt hoa, phía tây đặt quả cùng lễ vật.
Nghi thức thực hiện cúng đầy tháng cho bé trai
Về nghi thức thực hiện thì lễ cúng đầy tháng cho bé trai được thực hiện theo các bước sau:
- Chủ lễ thắp 3 nén nhang (người này thường là ông nội, bà nội của em bé).
- Cha mẹ bế em bé ra trước mâm cúng khấn bài cúng Mụ.
Với bài khấn cúng Mụ, tùy thuộc vào từng vùng miền, từng địa phương mà câu chữ có thể khác nhau. Tuy nhiên hầu hết đều thường bắt đầu theo thứ tự sau:
- Xưng danh các Bà Mụ, các vị thần phật.
- Nêu ngày tháng cúng đầy tháng cho bé trai.
- Nêu tên bố mẹ và tên em bé mới sinh.
- Địa chỉ thường trú của gia đình.
- Lý do thực hiện nghi lễ cúng.
- Bày tỏ sự biết ơn công lao sinh thành của các Bà Mụ và sự dưỡng dục của Tam Đức Ông.
- Lời cầu mong các Bà Mụ, Tam Đức Ông phù hộ cho bé khỏe mạnh, thành đạt.
Kết thúc nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau ăn uống và gửi những lời chúc may mắn và tiền lì xì cho bé trai. Ngoài ra, còn một số địa phương còn thực hiện thêm nghi thức đặt tên cho bé trai hay là nghi thức khai hoa.
Vừa rồi là cách cúng đầy tháng cho bé trai chi tiết nhất được khá nhiều người áp dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh, nhất là những vợ chồng trẻ chưa có kinh nghiệm.