Executive và Manager đều là những chuyên gia cấp cao đảm đương vai trò lãnh đạo, hướng dẫn trong các doanh nghiệp, tổ chức. Thực tế, có rất nhiều điểm khác nhau trong nhiệm vụ, công việc và các đối tượng họ sẽ làm việc cùng.
Nếu bạn có ý định trở thành Executive hay Manager trong tương lai thì hãy tìm hiểu nhiều hơn về hai vị trí này cũng như những sự khác nhau giữa chúng.
Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc hiểu đầy đủ các khái niệm Executive là gì, Manager là gì và sự khác nhau giữa Executive và Manager. Các bạn hãy theo dõi để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa Executive và Manager, chúng ta hãy cùng xem qua khái niệm về hai thuật ngữ này nhé! MỤC LỤC: 1- Executive là gì? 2- Manager là gì? 3- Những điểm khác nhau giữa Manager và Executive là gì? 4- Mối quan hệ mật thiết giữa Executive và Manager
>>> Xem thêm: Việc làm Executive
1- Executive là gì?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét Executive với ý nghĩa là Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer).
Nếu dựa trên vai trò này thì Executive là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của một doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và thành công hơn.
Bên cạnh đó, Executive cũng là người chịu trách nhiệm vạch ra tầm nhìn, chiến lược, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty cũng như các dự án, kế hoạch sẽ được triển khai.
Với cương vị của người lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp, Executive sẽ tiếp nhận báo cáo từ các nhà lãnh đạo khác.
Dưới đây là một số nhiệm vụ, trách nhiệm chính mà nhà điều hành phải thực hiện:
- Làm việc với giám đốc điều hành của các công ty khác.
- Đưa ra quyết định về việc sáp nhập, mua lại hay các chiến lược kinh doanh, tài chính trong từng giai đoạn cụ thể.
- Làm việc trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo, quản lý của công ty.
- Xác định các cơ hội kinh doanh, cải tiến nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Lên kế hoạch mở rộng, phát triển doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi, kiểm soát tình hình kinh doanh, tài chính, nhân sự và toàn bộ các khía cạnh liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
>>> Bạn có thể xem thêm: Executive là gì? 08 vị trí Executive phổ biến nhất
2- Manager là gì?
Manager hay còn được gọi là nhà quản lý. Nhiệm vụ của họ là giám sát một nhóm các quy trình hay hoạt động cụ thể trong doanh nghiệp. Phạm vi nhiệm vụ, công việc cụ thể của họ sẽ tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh riêng của từng công ty.
Hiểu đơn giản thì mỗi Manager sẽ đảm trách các khía cạnh hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, sẽ có Manager phụ trách công việc kế toán, nhân sự, tài chính, bán hàng, kho bãi, sản xuất hay quản lý chi nhánh, khu vực,…
Thường thì Manager sẽ làm việc trực tiếp cùng một nhóm nhân viên cấp dưới. Họ chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên và đảm bảo các quy định, quy tắc của công ty được tuân thủ nghiêm ngặt.
Sau đây là những nhiệm vụ chính mà Manager thường phải thực hiện:
- Giám sát, chỉ đạo các công việc hàng ngày cho nhân viên dưới quyền.
- Lên lịch trình làm việc cho nhân viên.
- Theo dõi quá trình thực hiện công việc của nhân viên để kịp thời hỗ trợ họ.
- Thông báo, trao đổi với nhân viên cấp dưới những thay đổi trong quá trình thực hiện kế hoạch, dự án.
- Phát triển các phương pháp, cách thức làm việc mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
- Kịp thời hỗ trợ nhân viên để đạt được hiệu suất công việc tối ưu.
- Lập báo cáo kết quả công việc.
3- Những điểm khác nhau giữa Manager và Executive là gì?
Sau khi tìm hiểu Executive là gì và Manager là gì, bạn sẽ nhận thấy hai vị trí này đều giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Đôi khi, vai trò và trách nhiệm của Executive với Manager có thể trùng lặp nhau. Điều này dẫn tới nhiều người sẽ cho rằng, có thể sử dụng thay thế hai vai trò này cho nhau. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ một chút bạn sẽ thấy giữa chúng có rất nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:
3.1- Phát triển chiến lược
Cả Executive với Manager đều có trách nhiệm phát triển chiến lược. Tuy nhiên, mỗi vị trí lại đặt trọng tâm khác nhau trong quá trình phát triển chiến lược.
Với Executive, họ sẽ tập trung vào việc xác lập tầm nhìn chiến lược cụ thể cho công ty. Trong khi đó, Manager lại hướng đến việc xây dựng chiến lược dựa theo tầm nhìn đã xác định.
Ví dụ, nhà điều hành sẽ lập chiến lược phát triển và ra quyết định giới thiệu dòng sản phẩm mới. Lúc này, nhiệm vụ của Manager sẽ là lập chiến lược để phát triển, giới thiệu dòng sản phẩm mới theo cách tốt nhất.
3.2- Yêu cầu về trình độ học vấn
Với vị trí Manager, doanh nghiệp có thể không yêu cầu bạn bắt buộc phải có bằng cử nhân. Đồng thời, yêu cầu cụ thể ra sao sẽ còn tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu công việc của từng vị trí quản lý. Ví dụ, Manager tại nhà hàng không cần thiết phải có bằng cử nhân, nhưng Manager về y tế bắt buộc phải có.
Về phía Executive, doanh nghiệp thường có yêu cầu cao hơn về trình độ học vấn đối với vị trí này. Thông thường, các nhà điều hành phải có tối thiểu bằng thạc sĩ chuyên ngành kinh tế. Những Executive càng có nhiều bằng cấp càng cho thấy năng lực xuất sắc của họ.
Tại các công ty lớn, yêu cầu về trình độ học vấn của Manager và Executive có thể sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp nhỏ hơn. Nhưng nhìn chung yêu cầu về học vấn của Executive luôn cao hơn so với Manager.
3.3- Triển vọng việc làm
Cơ hội việc làm dành cho Manager và Executive sẽ có sự khác nhau. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng việc làm của hai vị trí này cũng không giống nhau.
Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng việc làm của Manager có thể đạt 9%. Trong khi đó, tốc độ này ở Executive thấp hơn một chút, chỉ khoảng 8%.
Các con số trên được lấy từ nghiên cứu Cục Thống kê Lao động (BLS) về tốc độ tăng trưởng việc làm điều hành và quản lý trong giai đoạn từ 2020 - 2030.
>>> Bạn có thể quan tâm: So sánh sự khác nhau giữa 2 vị trí Executive và Specialist
3.4- Kinh nghiệm làm việc
Đối với vai trò Manager, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn có từ 5 - 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực. Cũng có nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu cao hơn con số này. Con số thực tế là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào kỹ năng và trình độ học vấn của bạn như thế nào.
Trong khi đó, để trở thành một Giám đốc điều hành, bạn có thể mất tới 25 năm. Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ phải nỗ lực hết mình để tích lũy các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và đạt được những thành tích nhất định.
3.5- Quyền và lợi ích
Manager và Executive sẽ nhận được những quyền và lợi ích khác nhau. Cụ thể:
Với Manager
Lợi ích Manager nhận được bao gồm:
- Đưa ra quyết định trong thẩm quyền được giao.
- Được quyền quản lý một nhóm các thành viên.
- Tự chủ trong công việc.
- Công việc ít áp lực, căng thẳng hơn so với Executive.
- Khả năng thăng tiến cao.
Với Executive
Các lợi ích nhà điều hành có thể nhận được gồm có:
- Thành tích được công nhận.
- Hỗ trợ phương tiện đi lại.
- Hỗ trợ mua nhà hay các khoản chi phí dành cho việc giáo dục con cái.
- Được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế mở rộng.
3.6- Phạm vi công việc
Một điểm khác nhau nữa giữa Executive và Manager là phạm vi công việc của họ. Trong khi các quyết định của Giám đốc điều hành sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong công ty, bao gồm cả người quản lý thì quyết định của nhà quản lý chỉ tác động đến nhân viên cấp dưới và bộ phận họ làm việc chung.
3.7- Thu nhập
Mức thu nhập của Executive và Manager cũng rất khác nhau. Thường thì Giám đốc điều hành sẽ kiếm được mức thu nhập cao hơn nhà quản lý.
Con số thu nhập thực tế mỗi người kiếm được sẽ rất khác nhau bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hiệu suất công việc và quy mô công ty.
Một nghiên cứu cho thấy, mức lương trung bình toàn quốc tại Mỹ vào khoảng 49.296 USD/năm dành cho Manager và 72.560 USD/năm đối với Executive.
Bên cạnh đó, mức lương cũng có sự thay đổi theo thành phố, khu vực làm việc. Ví dụ, tại Mỹ, mức lương cao nhất dành cho Manager là tại New York với con số 57.099 USD/năm, còn mức lương cao nhất dành cho Executive là tại San Francisco với 89.471 USD/năm .
4- Mối quan hệ mật thiết giữa Executive và Manager
Qua những gì Uptalent nói đến trong hai mục Executive là gì và Manager là gì có lẽ bạn đã nhận ra sự khác biệt của hai vị trí này về vai trò và trách nhiệm công việc phải đảm nhận.
Cho dù là hai vị trí khác nhau trong một doanh nghiệp nhưng giữa chúng có mối quan hệ rất khăng khít và đều hướng tới mục tiêu tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.
Bạn cần hiểu rằng vai trò điều hành hoạt động của doanh nghiệp không chỉ dành cho những Executive mà ngay cả các Manager cũng phải nắm bắt rõ và có khả năng xử lý ổn thỏa khi có vấn đề phát sinh.
Nói cách khác, Giám đốc điều hành và nhà quản lý cần duy trì mối quan hệ bền chặt với nhau. Hãy nhớ rằng, nhà điều hành không phải người trực tiếp xử lý công việc, họ cần thông qua báo cáo của người quản lý để nắm bắt tình hình và truyền tải các nội dung, thông tin đến nhân viên trong công ty.
Như vậy, Ms Uptalent vừa gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất để bạn có thể hiểu được sự khác nhau giữa Executive và Manager. Hy vọng qua bài viết, bạn cũng sẽ có cái nhìn toàn diện, đầy đủ nhất về Executive là gì.
Hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để cập nhật cho mình nhiều kiến thức hữu ích khác bạn nhé. Chúc bạn luôn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet