Mọi doanh nghiệp đều phải xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày để tìm ra ý nghĩa sau chúng, và rồi dựa vào đó để đưa ra những quyết định quan trọng. Data Analyst có thể thực hiện việc xử lý dữ liệu đó chính xác nhất. Vậy, Data Analyst là gì? Bạn đọc hãy cùng TopCV.vn tìm hiểu về ngành nghề Data Analyst cùng định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất với xu hướng tuyển dụng nhé!
Data Analyst là gì?
Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu, làm nhiệm vụ thu thập, chọn lọc, xử lý và phân tích dữ liệu, từ đó báo cáo được thực trạng của một vấn đề nhất định và đề xuất ra phương án xử lý tối ưu.
Quá trình phân tích dữ liệu của Data Analyst trải qua 5 giai đoạn lặp đi lặp lại:
- Xác định dữ liệu cần phân tích
- Thu thập dữ liệu
- Làm sạch dữ liệu để chuẩn bị phân tích
- Phân tích dữ liệu
- Diễn giải kết quả phân tích
- Tóm lại, phân tích dữ liệu mô tả cho chúng ta biết:
- Điều gì đã xảy ra.
- Chẩn đoán lý do tại sao điều đó xảy ra.
- Dự đoán về tương lai/hệ quả của điều đã xảy ra.
- Đưa ra lời khuyên, giải pháp khả thi và những hành động cần thực hiện trước điều đã xảy ra.
Chung quy lại, mục tiêu của Data Analyst là đề xuất được những giải pháp có lợi cho tổ chức, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định quan trọng.
Bạn đang muốn tìm việc làm Data Analyst? Khám phá ngay list công việc mới nhất từ TopCV!
Tìm việc Data Analyst ngay
Công việc của Data Analyst là gì?
Một nhà phân tích dữ liệu làm nhiệm vụ thu thập và giải thích ý nghĩa ẩn chứa bên trong dữ liệu để giải quyết một vấn đề cụ thể. Data Analyst phải dành nhiều thời gian cho dữ liệu, nhưng đồng thời cũng phải biết cách truyền đạt lại các phát hiện của mình một cách rõ ràng.
Đây là những công việc mà một nhà phân tích dữ liệu làm hàng ngày:
- Xác định dữ liệu: Tìm hiểu doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề gì, đối mặt với khó khăn nào, cần công cụ và phương pháp nào để đo lường vấn đề cho chính xác, tìm ra nguồn thu thập dữ liệu và chuẩn bị công cụ để thu thập dữ liệu.
- Thu thập dữ liệu: Thông qua khảo sát, theo dõi đặc điểm của khách truy cập trên trang web của công ty, qua các phần mềm thu thập dữ liệu, hoặc mua bộ dữ liệu từ các chuyên gia Data Analyst khác, v.vv.. Đó là những nguồn để thu thập dữ liệu.
- Làm sạch dữ liệu: Dữ liệu thô có thể chứa các bản sao hoặc lỗi. Làm sạch dữ liệu là duy trì chất lượng dữ liệu trong bảng tính hoặc thông qua ngôn ngữ lập trình để các diễn giải không bị thiếu sót, dư thừa và sai lệch.
- Phân tích dữ liệu: Tạo và thiết kế các cấu trúc của cơ sở dữ liệu, chọn loại dữ liệu để lưu trữ và thu thập, thiết lập các danh mục dữ liệu có liên quan với nhau và tìm hiểu xem dữ liệu thực sự xuất hiện như thế nào. Tận dụng các ứng dụng để chuyển đổi từ dữ liệu số sang đồ họa để người xem dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
- Diễn giải dữ liệu: Tìm ra các khuôn mẫu hoặc xu hướng trong dữ liệu cho thấy được nguyên do của vấn đề hiện tại, tương lai của vấn đề và cách thức giải quyết.
- Trình bày kết quả: Truyền đạt kết quả thông qua hình ảnh trực quan, biểu đồ và đồ thị, viết báo cáo và trình bày thông tin cho các bên liên quan.
Khám phá những mẫu CV chất lượng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Tạo CV ngay
Những công cụ mà Data Analyst cần thành thạo
Trong quá trình phân tích dữ liệu, Data Analyst cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thực hiện công việc được chính xác và hiệu quả hơn. Một số công cụ phổ biến nhất trong ngành phân tích dữ liệu bao gồm:
- Microsoft Excel
- Google trang tính
- SQL
- Tableau
- R hoặc Python
- SAS
- Microsoft Power BI
Mức lương của Data Analyst và triển vọng nghề nghiệp
Theo công cụ phân tích dữ liệu Salary Expert, mức lương trung bình của một Data Analyst người nước ngoài tại Việt Nam có 1-3 năm kinh nghiệm là 548.319.165 VNĐ/năm. Tức là mỗi tháng, một Data Analyst ngoại quốc kiếm được khoảng 45 triệu đồng tại các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam.
Đối với nhân sự trong nước, theo tổng hợp, mức lương trung bình của một chuyên viên phân tích dữ liệu có 1-3 năm kinh nghiệm là 13.8-25 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức lương của Data Analyst ở từng vị trí địa lý cũng có sự chênh lệch. Lương của Data Analyst ở HN, TP.HCM và các thành phố lớn cao hơn so với các vùng khác. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, số lượng dự án hoạt động mà mức thu nhập của Data Analyst thậm chí còn tăng cao nữa, lên mức 30-35 triệu/tháng là bình thường.
Mặc dù nếu so sánh mức thu nhập với các nhân sự người nước ngoài tại Việt Nam, thì thu nhập của Analyst trong nước có thấp hơn một chút, nhưng đây cũng là một tín hiệu tiềm năng. Trong thời đại công nghệ kết nối bùng nổ như hiện nay, bạn không nhất thiết phải gắn bó với chỉ một doanh nghiệp duy nhất. Ngoài việc đi làm trên công ty ở vị trí toàn thời gian, bạn có thể nhận thêm các dự án của khách hàng/công ty nước ngoài và hoàn toàn có thể đàm phán mức thù lao cao gấp 2-3 lần so với dự án trong nước.
Theo diễn đàn Kinh tế Thế giới, nghề Data Analyst hiện đang nắm giữ vị trí thứ 2 trong các công việc phát triển mạnh mẽ nhất ở Hoa Kỳ. Tức là ở các thị trường khác ngoài Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng Data Analyst chuyên nghiệp rất cao. Vì thế, cơ hội việc làm cho các chuyên viên phân tích dữ liệu luôn rất rộng mở.
>>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ cẩm nang xin việc ngành Công nghệ thông tin - IT
Làm thế nào để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp?
Có nhiều con đường để trở thành một nhà phân tích dữ liệu. Cho dù bạn mới tốt nghiệp ra trường hay đang tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp, bước đầu tiên thường là đánh giá những kỹ năng và chứng chỉ, bằng cấp mà bạn có.
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Data Analyst cần học gì? Để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu tài năng, bạn cần thành thạo các kỹ năng và công cụ sau:
- Công cụ cơ sở dữ liệu: Microsoft Excel và SQL là nền tảng chính trong những công cụ của một Data Analyst, giúp xử lý các tập dữ liệu khổng lồ.
- Trực quan hóa dữ liệu: Trình bày kết quả phân tích dữ liệu một cách rõ ràng và hấp dẫn là rất quan trọng để trở thành một nhà phân tích dữ liệu thành công. Tableau, Jupyter Notebook và Excel là những công cụ tạo hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ trực quan hữu ích cho công việc của bạn.
- Thống kê và toán học: Nắm vững về thống kê và toán học sẽ giúp bạn xác định công cụ nào là tốt nhất để giải quyết một vấn đề cụ thể, giúp bạn phát hiện lỗi trong dữ liệu của mình và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của dữ liệu.
- Ngôn ngữ lập trình: Học một ngôn ngữ lập trình thống kê như Python hoặc R sẽ giúp bạn thực hiện tốt các phương trình phức tạp.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay
Các kỹ năng mềm
Ngoài những kỹ năng cứng nêu trên, một Data Analyst cũng cần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như:
- Tư duy phản biện: Bạn cần hiểu rõ về câu hỏi được đặt ra và vấn đề cần giải quyết. Mỗi dữ liệu đều ẩn chứa một câu chuyện và ý nghĩa của riêng chúng. Có tư duy phản biện sẽ cho phép bạn tập trung vào đúng loại dữ liệu, nhận ra các phương pháp phân tích tối ưu nhất để loại bỏ những lỗ hổng trong công việc của mình.
- Giao tiếp: Kỹ năng viết và nói tốt sẽ giúp bạn trình bày vấn đề, kết quả sau khi phân tích dữ liệu với đồng nghiệp và các bên liên quan một cách hiệu quả.
- Kiến thức về ngành: Biết về ngành mà bạn đang làm hoặc các lĩnh vực liên quan sẽ giúp bạn tìm được nguồn thu thập dữ liệu hiệu quả nhất. Bạn cũng có cơ hội để làm quen với các vấn đề và xu hướng chính của ngành.
Chứng chỉ và bằng cấp
Kỹ năng rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là kiến thức cốt lõi, nền tảng. Bạn cần học nghề Data Analyst một cách cẩn thận trước khi chính thức dấn thân. Vậy, học Data Analyst ở đâu? Ngành Data Analyst học trường nào tốt?
Phân tích dữ liệu là một phần của ngành Khoa học dữ liệu (Data Scientist). Có các trường đại học đào tạo Khoa học dữ liệu mà bạn có thể theo học để có kiến thức nền về Data Analyst là:
- Trường Đại học Kinh tế UEH
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HCMUS
- Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin UIT
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính UEF
- Đại học Bách khoa Hà Nội HUST
- Đại học Kinh tế quốc dân NEU
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội USTH
Ngoài ra, bạn cũng nên đăng ký các khóa học Data Analyst tại các trung tâm đào tạo về IT/CNTT. Đó là cách để bạn tiếp cận kiến thức một cách gần gũi nhất và được học về các case study thực tế, có lợi ích thiết thực hơn cho công việc sau này.
>>> Tìm hiểu thêm: Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?
Cơ hội thăng tiến của nghề Data Analyst
Ở bất kể ngành công nghiệp nào, vai trò to lớn của nhà phân tích dữ liệu Data Analyst đều được khẳng định. Bạn có thể tìm thấy những tin tuyển dụng Data Analyst ở nhiều lĩnh vực như hình sự, thời trang, thực phẩm, công nghệ, kinh doanh, môi trường, công cộng, v.vv.. Và với mỗi một tổ chức, chuyên viên phân tích dữ liệu có thể được gọi với các chức danh khác nhau như:
- Nhà phân tích y tế và chăm sóc sức khỏe
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên phân tích kinh doanh
- Nhà phân tích nghiên cứu vận hành
- Nhà phân tích tình báo
Thế nhưng, bất kể tên chức danh của Data Analyst là gì, để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp thì bạn vẫn cần đi theo đúng các cấp bậc: Intern - Fresher - Junior - Senior.
Nếu bạn chưa tốt nghiệp và có định hướng theo nghề phân tích dữ liệu, hãy bắt đầu với vị trí việc làm Data Analyst Intern. Các công ty công nghệ và nhiều tập đoàn lớn thường xuyên mở đợt tuyển dụng vị trí thực tập sinh phân tích dữ liệu nên chỉ cần bạn để ý thì sẽ có được cơ hội trải nghiệm nghề. Hầu hết các công ty đều có trợ cấp cho Intern, khoảng 3-6 triệu/tháng.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm chính thức 1 năm với vị trí Data Analyst Fresher với mức lương khoảng 7-15 triệu. Sau đó, bạn có thể nâng cấp lên Junior với mức lương 18.1-25 triệu/tháng. Cho đến khi đạt đủ 3-5 năm kinh nghiệm và trải nghiệm đủ nhiều với đa dạng dự án, bạn có thể trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên nghiệp với mức thu nhập 22-40 triệu/tháng.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, bạn hoàn toàn có thể rẽ nhánh sang các vị trí khác trong ngành IT và kinh doanh nói chung. Vì bạn đã có kiến thức nền tảng về Khoa học dữ liệu, lại thành thạo các công cụ công nghệ nên không khó để bạn thử sức với các công việc hấp dẫn khác.
Ngành Data Analyst học trường nào?
Hiện nay tại thị trường Việt Nam đang có nhiều đơn vị đào tạo chính quy về các chuyên ngành liên quan đến Data Analyst. Bạn có thể tham khảo một số đơn vị sau đây để có thể giải đáp vấn đề ngành Data Analyst học trường nào:
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung
Khu vực miền Nam
Data Analyst tuyển dụng ở đâu?
Để có được một việc làm hấp dẫn và trải nghiệm nghề phân tích dữ liệu một cách trọn vẹn, bạn nên tìm việc làm Data Analyst tại Nền tảng Công nghệ Tuyển dụng TopCV. Tại đây, bạn có thể tìm được việc làm phân tích dữ liệu ở mọi cấp bậc, mức thu nhập hấp dẫn cùng chế độ đãi ngộ đặc biệt từ các công ty lớn nhỏ trên khắp cả nước.
TopCV sẽ hỗ trợ bạn ứng tuyển thành công với danh sách mẫu CV được thiết kế sẵn theo ngành nghề. Bạn chỉ cần nhập các thông tin cá nhân nổi bật vào trong mẫu CV là có thể gửi ngay cho nhà tuyển dụng trên website TopCV.vn.
Chắc hẳn với những kiến thức trên đây, bạn đã hiểu rõ Data Analyst là gì, công việc cần làm và điều kiện cần có để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên nghiệp. Hãy bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình ngay hôm nay bằng cách ứng tuyển vào các vị trí việc làm uy tín tại chuyên trang việc làm TopCV.vn nhé!