1. POD Amazon là gì?
Print on Demand (POD) hay còn gọi là in theo yêu cầu, là hình thức kinh doanh thương mại điện tử cho phép bạn làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn tuỳ chỉnh, các sản phẩm nhãn trắng để tùy chỉnh sản phẩm theo thiết kế của riêng mình, sau đó bán chúng dưới thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, bạn không nhất thiết phải lưu trữ hàng tồn kho vật lý khi sử dụng POD.
POD Amazon là việc bạn thiết kế các sản phẩm theo phong cách của riêng mình và bán chúng trên sàn thương mại điện tử Amazon.
2. Phương thức hoạt động của POD
Nhìn chung, phương thức hoạt động của POD tương đối đơn giản.
Bước 1: Phát sinh đơn hàng. Sau khi bạn thiết kế và cập nhật một số mẫu sản phẩm POD (áo, giày, cốc,...) lên gian hàng, khách hàng có thể tiến hành đặt hàng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn hàng. Đơn hàng sẽ được người bán chuyển giao cho nhà cung cấp POD.
Bước 3: Chuẩn bị hàng. Sau khi tiếp nhận đơn hàng, nhà cung cấp sẽ tiến hành sản xuất, in ấn theo yêu cầu của đơn hàng.
Bước 4: Vận chuyển hàng. Nhà cung cấp hoàn thiện việc đóng gói và vận chuyển hàng đến trực tiếp người mua.
3. POD hay Dropshipping? So sánh POD và Dropshipping
Dropshipping là một hình thức kinh doanh thương mại điện tử mà bạn thuê một bên thứ ba để thực hiện thu mua, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm.
Nhìn chung POD và Dropshipping có khá nhiều điểm tương đồng, vậy hai hình thức kinh doanh này có gì giống và khác nhau? Hãy để AGlobal giúp bạn phân tích hai hình thức kinh doanh này.
Điểm giống nhau ở cả hai mô hình kinh doanh này là bạn đều làm việc với một bên thức ba, họ cung cấp hàng hóa, đóng gói và vận chuyển hàng hóa trực tiếp tới khách hàng nên giảm thiểu được nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, với mô hình Dropshipping, nhà cung ứng sẽ hợp tác với bạn để sản xuất và lưu trữ sản phẩm. Khi phát sinh đơn hàng, bạn chuyển thông tin đến nhà cung ứng. Nhà cung ứng sẽ đóng gói sản phẩm và giao sản phẩm tới khách hàng trên danh nghĩa của người bán.
Đối với POD, bạn sẽ thiết kế sản phẩm và bán sản phẩm trên gian hàng của mình. Khi phát sinh đơn hàng, bạn gửi bản thiết kế đến nhà cung ứng. Nhà cung ứng sẽ thực hiện sản xuất và phụ trách luôn việc giao sản phẩm. 4. Những lưu ý để kinh doanh POD Amazon thành công
Nếu bạn có nhiều ý tưởng thiết kế và muốn phát triển xây dựng thương hiệu cá nhân thì sau đây sẽ là những lưu ý để kinh doanh POD thành công
4.1. Nghiên cứu thị trường
12 triệu là số lượng mặt hàng được bày bán trên Amazon. Con số khổng lồ này khiến không ít doanh nghiệp nghĩ rằng bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể kinh doanh thành công trên Amazon. Điều này đã vô hình chung dẫn đến việc mắc phải các sai lầm không mong muốn và khó khắc phục của doanh nghiệp.
Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên sàn Amazon, AGlobal giúp bạn nghiên cứu, tìm ra sản phẩm phù hợp nhất để bán trên sàn Amazon.
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007 để được nhận hỗ trợ hoàn toàn miễn phí!
4.2. Lựa chọn đơn vị Print On Demand Fulfillment uy tín
Đơn vị POD là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và vận chuyển hàng hóa, bạn nên tìm hiểu thật kỹ những vấn đề như: chất lượng sản phẩm, thời gian sản xuất, thời gian giao hàng, các loại phí,...
4.3. Tối ưu hóa tìm kiếm
Amazon xếp hạng danh sách sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) theo hai cách:
4.3.1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Lựa chọn từ khoá
Một số công cụ miễn phí và kỹ thuật để nghiên cứu từ khoá:
-
Amazon Autocomplete: Khi nhập từ khóa vào hộp tìm kiếm, tính năng tự động điền sẽ gợi ý các cụm từ tìm kiếm mà khách hàng thường sử dụng.
-
Helium 10: Chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm kiếm hoặc một ASIN, công cụ sẽ tạo ra các từ khóa cạnh tranh với độ liên quan cao.
-
Keyword Tool: Sử dụng tính năng gợi ý tìm kiếm của Amazon để tạo ra danh sách các từ khóa có liên quan để tối ưu hóa từ khóa hoặc sử dụng với các mục đích khác.
-
Sonar: Sonar sẽ chọn từ hơn 180 triệu từ khóa được tạo từ khách hàng khi họ thực hiện truy vấn và chỉ bao gồm các từ khóa và ASIN đang xếp hạng trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm Amazon tại thời điểm cập nhật cơ sở dữ liệu gần nhất!
-
Phản hồi khách hàng: Các đánh giá của người mua hàng về sản phẩm của bạn và các sản phẩm tương tự sẽ giúp bạn khám phá các từ khoá chính xác mà người mua sử dụng để mô tả sản phẩm của mình.
-
Danh sách của đối thủ cạnh tranh: Phân tích danh sách của đối thủ cạnh tranh để tìm một loạt các từ khóa có liên quan. Để thực hiện việc này, hãy nhập một trong những từ khóa chính cho sản phẩm của bạn vào tìm kiếm trên Amazon và phân tích các sản phẩm hàng đầu trong kết quả tìm kiếm.
Tối ưu từ khoá
-
Tối ưu tiêu đề sản phẩm: Amazon đề xuất đặt tiêu đề sản phẩm theo cấu trúc: “Thương hiệu + loại sản phẩm + số lượng + màu sắc + dòng sản phẩm + kích thước + model number”, để người dùng có thể chọn đúng loại sản phẩm mình cần mua dễ dàng hơn.
-
Tối ưu mô tả dạng list: Tối đa 200 byte (tương đương khoảng 200 ký tự) cho mỗi dấu gạch đầu dòng. Liệt kê các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm. Vì chỉ có 3 gạch đầu dòng đầu tiên được hiển thị khi dùng các thiết bị di động nên hãy đặt USP của bạn ở đầu danh sách.
-
Tối ưu mô tả sản phẩm: Đặt từ khóa dài ở phần này. Tránh trùng lặp thông tin với mô tả dạng list. Mỗi đoạn mô tả nên viết tối đa 3 dòng. Cung cấp thông tin về sản phẩm nhiều nhất có thể. Hoặc có thể tạo một câu chuyện về sản phẩm.
4.3.2. Tỷ lệ chuyển đổi (CR)
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
-
Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh sản phẩm hấp dẫn cũng có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hình ảnh phải luôn có độ phân giải đủ cao (tối thiểu 1000px x 1000px) để bật chức năng thu phóng của Amazon.
-
Giá cả cạnh tranh: Nếu giá sản phẩm của bạn tốt hơn so với các cửa hàng khác thì chắc chắn rằng tỷ lệ người dùng chọn mua sản phẩm POD của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
-
Đánh giá sao và nhận xét của khách hàng: Các đánh giá sao và nhận xét là yếu tố liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi được đưa vào thuật toán của Amazon. Các sản phẩm được xếp hạng ở đầu cho một từ khóa thường có nhiều đánh giá và được đánh giá cao hơn so với những sản phẩm với đánh giá thấp hơn trong danh sách.
Amazon Ads
Chạy quảng cáo là một phần không thể thiếu trong việc bán hàng trên trang thương mại điện tử.
Tỉ lệ được click vào của các sản phẩm nằm ở những trang kết quả đầu cao hơn rất nhiều so với sản phẩm khác. Bằng cách sử dụng quảng cáo, sản phẩm của bạn sẽ có khả năng xuất hiện trên những trang kết quả tìm kiếm, giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, nâng cao tỷ lệ bán được hàng hơn.
Amazon cung cấp 3 loại quảng cáo khác nhau:
-
Amazon Sponsored Ads
-
Amazon Display Ads
-
Amazon Video Ads
AGlobal sẽ hỗ trợ quý công ty chạy quảng cáo Amazon một cách hiệu quả và tối ưu chi phí, giúp sản phẩm thu hút đươc lượt traffic ngay khi vừa launching, hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, dựa vào đó tìm kiếm khách hàng tiềm năng và biến họ thành những khách mua hàng thường xuyên của bạn.
5. Kết luận
Như vậy trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu POD Amazon là gì? Những lưu ý để kinh doanh POD Amazon thành công. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp ích cho bạn để có thể bắt đầu bán hàng POD trên Amazon.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0888.608.007 để nhận được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal!