Việc lựa chọn khối khi thi lớp 10 sẽ giúp thí sinh thuận lợi hơn trong việc thi, xét tuyển vào đại học. Vậy thi vào lớp 10 nên chọn khối nào?
Mục lục bài viết
- Chọn khối lớp 10 để làm gì?
- Thi vào lớp 10 nên chọn khối nào?
- Lưu ý gì khi chọn khối học?
- Cách chọn khối cấp 3 và ngành nghề tương ứng
Câu hỏi: Em đang rất băn khoăn trong việc chọn khối thi vào lớp 10. Mong HieuLuat tư vấn giúp em thi vào lớp 10 thì nên chọn khối nào để sau này thi đại học thuận lợi. Xin cảm ơn!
Chào bạn, cũng chỉ hơn 1 tháng nữa là thí sinh ở các tỉnh, thành trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông. Chắc hẳn sẽ có nhiều thí sinh như bạn, băn khoăn chưa biết nên chọn học khối nào. Về vấn đề này, chúng tôi xin đưa các thông tin sau để bạn tham khảo:
Chọn khối lớp 10 để làm gì?
Việc phân chia các khối nhằm phục vụ cho việc thi tuyển đại học. Vì lựa chọn khối thi đại học sẽ giúp học đúng các chuyên ngành phù hợp, đồng thời giúp sinh viên mới ra trường có thể tìm việc làm đầu ra đúng ngành mình đã học.
Ví dụ:
- Thi tuyển vào các ngành y, hội đồng xét tuyển sẽ đánh giá thí sinh ở các môn: Toán, Hóa, Sinh là chủ yếu (các môn này thuộc khối B)
- Thi tuyển vào ngành ngôn ngữ, sẽ xét các môn Văn, Sử, Địa (các môn khối C)
Hay thi vào các ngành kĩ sư, xây dựng thường được xét các môn Toán, Lý, Hóa (môn khối A)
Việc lựa chọn khối thi ngay khi vào cấp 3 giúp học sinh hiểu hơn năng lực của bản thân, nhằm đưa ra định hướng phù hợp trong tương lai. Học sinh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những môn có trong khối thi mà mình đã chọn.
Hiện nay có nhiều trường học cấp 3, nhất là tại thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đều có chương trình giáo dục phân chia rõ ràng theo các khối thi đại học. Vì vậy, ngay từ khi lên lớp 10, học sinh nên có định hướng riêng cho bản thân dựa trên khả năng, sở thích của bản thân, để lựa chọn học khối nào cho phù hợp.
Thi vào lớp 10 nên chọn khối nào?
Thường trong chương trình học lớp 10 sẽ phân ra thành các khối như sau:
- Khối A gồm các môn: Toán, Vật lí, Hóa học
- Khối A1: Toán, Vật lý, tiếng Anh
- Khối B: Toán, Sinh học và Hóa học
- Khối C: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- Khối D (D1): Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Trong đó khối tự nhiên gồm khối A, A1, B và khối xã hội gồm khối C, D, D1.
Thường lựa chọn vào các khối tự nhiên là những học sinh có các đặc điểm như
- Yêu thích và có năng khiếu các môn học khoa học tự nhiên
- Học các môn tự nhiên có tư duy sắc bén và logic
- Có nguyện vọng thi vào các ngành trong lĩnh vực kinh tế, y dược, kỹ thuật.
Học sinh lựa chọn học khối xã hội thường có những đặc điểm:
- Yêu thích và học tốt các môn khoa học xã hội
- Có năng khiếu học các môn xã hội, tư duy không gian, học tốt về ngôn ngữ.
- Là người có tính cách nhẹ nhàng, chăm chỉ, chịu khó.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi thi lớp 10 nên chọn khối nào? Các em học sinh cần đánh giá bản thân xem mình có năng khiếu và học tốt ở các môn nào? Nguyện vọng nghề nghiệp sau này là làm công việc trong lĩnh vực gì, lĩnh vực đó yêu cầu học tốt các môn gì? Có thể giải các đề thi thử các môn để đánh giá năng lực của mình.
Lưu ý gì khi chọn khối học?
Khi quyết định chọn khối khi thi vào lớp 10, học sinh cần:
- Tìm hiểu kỹ năng lực bản thân mình với từng nhóm môn học
Đó là khả năng hiểu và tiếp thu kiến thức môn học là khó khăn hay dễ dàng? Các kỹ năng, vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, các tình huống trong thực tiễn của môn học đó ra sao?
- Tìm hiểu hứng thú học tập của bản thân với môn học nào cụ thể (thích học các nhóm môn tự nhiên hay các nhóm môn xã hội hơn?
- Hình dung thử công việc mình yêu thích, sẽ làm trong tương lai, ngành đó phải thi những môn học nào? Là Khối A (Toán, Lý Hoá) hay Khối B (Toán, Hoá, Sinh), Khối C (Văn, Sử, Địa), Khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ).
- Tuyệt đối không chọn khối học theo bạn bè, phong trào hoặc vì sĩ diện.
Ví dụ như thấy bạn học khối tự nhiên cũng đăng ký theo cho dù năng lực của bản thân lại yếu các môn Toán, Lý, Hóa…
Tuy nhiên, nếu như chọn một khối học không phù hợp trong năm lớp 10, bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể thay đổi khối học khi lên lớp 11.
Việc lựa chọn đúng khối học sẽ giúp các em học sinh thuận lợi hơn trong học tập, không phải chịu quá nhiều áp lực khi được học những môn bản thân có năng khiếu.
Cách chọn khối cấp 3 và ngành nghề tương ứng
Các khối thi cấp 3 chính thức được chia thành 5 khối, mỗi khối bao gồm tổ hợp 3 môn quy định như sau:
Khối A: tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Hoá học.
Khối A1: tổ hợp 3 môn Toán, Vật lý, Tiếng anh (trong đó môn Toán và Vật lý sẽ được thi theo khối A).
Các ngành nghề tương ứng với khối A, A1 gồm ngành Quản trị kinh doanh, ngành Quản lý dự án, ngành Quản trị nguồn nhân lực, ngành Khoa học dữ liệu, ngành Marketing, ngành Kế toán, ngành Điện - Điện cơ khí, ngành Công nghệ thông tin, ngành Tài chính ngân hàng,.
Khối B: tổ hợp 3 môn Toán, Sinh học, Hoá học.
Ngành nghề tương ứng gồm nhóm ngành Kỹ thuật; nhóm ngành Kiến trúc; nhóm ngành Sư phạm; nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật công nghệ; nhóm ngành Y dược, Nông lâm, Thú y;…
Khối C: tổ hợp 3 môn Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn.
Ngành nghề tương ứng với khối C gồm ngành Báo chí, nhóm ngành Khoa học xã hội và nhân văn, ngành Công An, ngành Sư phạm, ngành Luật, ngành Triết học, ngành Chính trị học, ngành Tâm lý học, ngành Quân đội.
Khối D (D1): tổ hợp 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại Ngữ.
Các ngành nghề tương ứng gồm nhóm ngành ngôn ngữ; ngành khoa học xã hội và nhân văn, ngành Sư phạm, ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp; nhóm ngành Tài chính, Kinh tế, Luật; ngành Công an, Quân đội.
Các khối thi cấp 3 năng khiếu và ngành tương ứng
Các khối thi cấp 3 năng khiếu được chia thành 7 khối, mỗi khối gồm tổ hợp 2 - 3 môn học và 1 môn năng khiếu:
- Khối N bao gồm tổ hợp 2 môn: Văn, Kiến thức âm nhạc.
Các ngành nghề tương ứng với khối N bao gồm ngành Sư phạm âm nhạc, Thanh nhạc, Piano, ngành Biểu diễn nhạc cụ, ngành Đạo diễn, Diễn viên…
- Khối H bao gồm tổ hợp 3 môn: Văn, Hội hoạ, Bố cục.
Các ngành nghề tương ứng với khối H lẫn khối N bao gồm ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế công nghệ, Thiết kế nội thất, ngành Điêu khắc, ngành Kiến trúc, ngành Hội họa,…
- Khối M gồm 3 môn: Văn, Toán, Đọc kể diễn cảm và hát.
Các ngành nghề tương ứng là ngành Sư phạm (Giáo viên thanh nhạc, Giáo viên mầm non), ngành Truyền hình, Điện ảnh truyền hình…
- Khối T bao gồm tổ hợp 3 môn: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT.
Các ngành nghề tương ứng là Giáo dục thể chất, Quản lý thể dục thể thao, Giáo dục Quốc phòng - An ninh,…
Khối V gồm: 3 môn Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật.
Khối T, Khối V: Có các ngành nghề tương ứng là nhóm ngành Kiến trúc, Thiết kế kiến trúc cảnh quan, Thiết kế nội thất, Thiết kế đồ họa, thời trang…
Khối S: gồm tổ hợp 3 môn Văn, 2 môn năng khiếu điện ảnh.
Khối R: tổ hợp 3 môn Văn, Sử, Năng khiếu báo chí.
Ngành nghề tương ứng với khối S và R bao gồm nhóm ngành Báo chí, Nghệ thuật
Các khối thi cấp 3 mở rộng
Khối D2: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga.
Khối D3: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
Khối D4: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
Khối D5: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức.
Khối D6: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
Đối với các khối học mở rộng như trên, các ngành nghề chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ tương đương với ngôn ngữ riêng của mỗi khối.
Vừa rồi là những thông tin về việc thi vào lớp 10 nên chọn khối nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.