Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và nêu dấu hiệu nhận biết. Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò gì? Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì qua các câu sau: Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè,... Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.
Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi,... Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.
(Nguồn https://hoidap247.com)
Đọc hiểu Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn - Đề số 1
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và nêu dấu hiệu nhận biết.
Câu 2. Chỉ ra phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu sau: Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày.
Câu 3. Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì qua các câu sau: Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Dấu hiệu nhận biết: Tác giả dẫn dắt vấn đề nghị luận bằng câu “Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn” và sau đó đưa ra những bằng chứng cho sự ít nói đó là: gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook. Tiếp đó là vai trò của tiếng nói và kêu gọi mọi người hãy giao tiếp với nhau bằng tiếng nói nhiều hơn.
Câu 2.
- Phép liên kết: lặp từ ngữ.
- Từ ngữ liên kết: “chúng ta”
Câu 3.
Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: chúng ta hãy giao tiếp với nhau bằng lời nói nhiều hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Chỉ có giao tiếp bằng lời nói mới làm cho con người trở nên gần gũi, chân thật và thấu hiểu nhau.
Đọc hiểu Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn - Đề số 2
Câu 1. Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò gì?
Câu 2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong các câu sau: Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi,... Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.
Câu 3. Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò: dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu
Câu 2. Thành phần biệt lập: “chắc chắn”. Đây là thành phần biệt lập tình thái.
Câu 3. Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học cho bản thân là: Hãy giao tiếp với bạn bè, người thân và những người xung quanh bằng lời nói. Không nên giao tiếp gián tiếp bằng cách nhắn tin, gửi email, qua những status trên mạng xã hội bởi đó chỉ là thế giới ảo, không phải bản chất thật của con người. Vì thế, chỉ có lời nói mới làm cho chúng ta gần gũi và gắn kết nhau hơn.
Đọc hiểu Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn - Đề số 3
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2. Tìm câu hỏi tu từ trong ngữ liệu trên? Dụng ý của tác giả khi sử dụng câu hỏi đó?
Câu 3. Chỉ ra hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.
Câu 4. Nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì thông qua đoạn văn trên?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2.
- Câu hỏi tu từ: Có phải vậy chăng?
- Dụng ý của tác giả: Thể hiện sự băn khoăn của tác giả trước thực trạng con người đang ít giao tiếp với nhau bằng lời nói, lạm dụng quá nhiều vào công nghệ khiến con người càng kiệm lời với nhau.
Câu 3. Hai phép liên kết về hình thức trong ngữ liệu trên là:
- Lặp từ: “chúng ta”
- Phép nối: thông qua cụm từ ngữ “nếu….thì…”
Câu 4. Nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta hãy giao tiếp với nhau bằng lời nói nhiều hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Chỉ có giao tiếp bằng lời nói mới làm cho con người trở nên gần gũi, chân thật và thấu hiểu nhau.
-
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.