Trượt COE và Visa du học Nhật Bản là chủ đề nóng hổi nhất trong thời gian gần đây. Vậy Visa và COE là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến trượt COE và Visa du học Nhật? Làm sao để “vượt qua nỗi sợ” trượt COE và visa du học? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
1. COE LÀ GÌ? COE NHẬT BẢN CÓ PHẢI LÀ VISA DU HỌC HAY KHÔNG?
COE là viết tắt của Certificate of Eligibility, đây là giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho du học sinh (DHS). COE được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, nhằm xác nhận về tư cách lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật.
COE Nhật Bản là loại giấy tờ bắt buộc và đặc biệt quan trọng khi bạn có dự định sang Nhật lưu trú trong một thời gian dài hơn 3 tháng.
Trong trường hợp bạn lưu trú tại Nhật trên 3 tháng với mục đích: học tập, làm việc, định cư thì đều cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE. Nếu không, sự tồn tại của bạn trên đất nước Nhật Bản là phi pháp.
Nhiều bạn lầm tưởng rằng COE và Visa du học Nhật Bản là giống nhau hoặc có COE Nhật Bản thì không cần xin visa nữa. Đây là một quan điểm chưa chính xác. Hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây để không nhầm lẫn nhé!
COE Nhật Bản Visa Đơn vị cấp Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật tại nước sở tại cấp Ý nghĩa Cho phép người nước ngoài có thể tham gia hoạt động nhất định nào đó, hay tham gia các hoạt động với tư cách là người có thân phận, địa vị nhất định trong thời gian lưu trú tại Nhật. Cho phép người nước ngoài được nhập cảnh hoặc xuất cảnh vào Nhật trong một thời gian. Nếu muốn đi du học Nhật, cần xin COE rồi nộp đơn xin Visa du họcKHÁM PHÁ NGAY: Quy trình xin visa du học Nhật Bản từ A đến Z
2. CÁC LỖI TRƯỢT COE - TRƯỢT COE NHẬT BẢN VÌ NHỮNG LÝ DO NÀO?
Trước tình trạng trượt COE ở mức báo động trong giai đoạn qua, Jellyfish Vietnam đã nhận được rất nhiều thắc mắc từ quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên về việc bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản từ chối COE nhưng không hiểu lý do vì sao. Sau đây Jellyfish sẽ tổng hợp các lỗi trượt COE được CXNC công bố.
Dưới đây là bảng lỗi trượt COE của các cục Tokyo, Osaka và Fukuoka cùng cách kiểm tra lỗi trượt COE Nhật Bản để bạn tham khảo.
2.1 Bảng lỗi trượt COE cục Tokyo - Các lỗi trượt COE Nhật
Dưới đây là bảng lỗi trượt COE Nhật Bản được cục Xuất Nhập Cảnh Tokyo công bố:
Bảng lỗi trượt COE do cục Tokyo công bố:
2.2 Bảng các lỗi trượt COE Nhật Bản của cục Osaka
Dưới đây là bảng lỗi trượt COE do dục Osaka công bố:
Bảng lỗi trượt của Cục Xuất nhập cảnh Osaka:
2.3 Bảng xác nhận lỗi trượt COE cục Fukuoka
Bảng các lỗi trượt COE Nhật Bản do cục Fukuoka công bố:
2.4 Cách kiểm tra COE Nhật Bản bị những lỗi gì
Dựa trên bảng lỗi trượt mà cục công bố và bản xác nhận lỗi trượt sau khi xin COE không thành công, bạn có thể kiểm tra lý do tại sao CXNC lại đánh trượt COE của mình. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách tra cứu:
- STT là đầu mục liên quan. - KÝ HIỆU sẽ quy định rõ hạng mục trượt COE cụ thể.
Thông thường khi bị từ chối COE, Cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho trường phiếu báo lý do trượt có ghi mã lý do. Dựa vào đó bạn có thể tra cứu được lý do mà Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đánh trượt COE của bạn.
Mẫu phiếu báo lý do trượt COE
Ví dụ, nếu hồ sơ bị từ chối vì lỗi 4F: có nghĩa là vấn đề nằm ở hồ sơ chứng minh tài chính của ứng viên. Để được giải thích chi tiết về lí do trượt COE của mình và nhận tham vấn về hướng xử lý, hãy liên hệ với Jellyfish Vietnam.
TÌM HIỂU NGAY: Công thức đỗ COE và Visa du học Nhật
3. ĐỖ COE CÓ ĐỒNG NGHĨA LÀ ĐỖ VISA KHÔNG? VÌ SAO TRƯỢT VISA?
Như đã giải đáp ở mục “COE là gì” thì rõ ràng COE không phải Visa du học. Do vậy, đỗ COE cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ đỗ Visa du học.
Sau khi có kết quả đỗ COE, DHS sẽ cần hoàn thành học phí cho nhà trường. Sau đó, trường sẽ gửi giấy tờ gốc về Việt Nam; DHS sẽ tiến hành các thủ tục xin visa du học tại ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam.
Thực tế lượng hồ sơ bị ĐSQ/LSQ Nhật Bản tại Việt Nam đánh trượt Visa du học không hề thấp và có dấu hiệu gia tăng qua mỗi kỳ. Và, 99,9% nguyên nhân trượt visa là do khả năng tiếng Nhật không tốt.
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ visa du học Nhật Bản, ứng viên có thể sẽ nhận được yêu cầu đến phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng ĐSQ/LSQ.
Các câu hỏi được ĐSQ/LSQ đưa ra không khó nhưng đòi hỏi ứng viên phải có vốn tiếng Nhật căn bản, học chắc cả ngữ pháp đến chữ Hán. Quan trọng hơn cả, ứng viên phải thể hiện quyết tâm du học của mình thông qua những câu trả lời rõ ràng, mạch lạc nếu được người phỏng vấn hỏi về kế hoạch học tập. Những ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn với ĐSQ/LSQ sẽ bị đánh trượt visa du học.
Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn du học Nhật Bản
4. LÀM SAO ĐỂ ĐẢM BẢO TỶ LỆ ĐỖ VISA VÀ COE NHẬT BẢN?
Với những phân tích trên và bằng kinh nghiệm nhiều năm làm cầu nối hiện thực hóa ước mơ du học của nhiều bạn trẻ Việt Nam; Jellyfish Vietnam xin đưa ra một số lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học nhằm đảm bảo đỗ COE Nhật Bản và Visa ngay từ lần đầu tiên bạn ứng tuyển. Đặc biệt với COE.
4.1 Đảm bảo khả năng tài chính của người bảo lãnh
Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Cục sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho ứng viên đó.
- Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm.
- Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 trđ/tháng trở lên.
4.2 Tuân thủ nguyên tắc: “Tính logic và trung thực của bộ hồ sơ”
Nếu hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào; chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Đồng thời, những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0.
Jellyfish Vietnam có một số lưu ý giúp hồ sơ ứng viên đảm bảo Tính logic và Trung thực như sau:
- Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng. - Trường hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong Biên bản hình thành tài sản. - Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin.
4.3 Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng và không ngừng nâng cao năng lực tiếng Nhật
Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Do vậy bạn hãy cố gắng rèn luyện tiếng Nhật thật tốt nhé!
Bên cạnh khả năng tiếng Nhật, việc có một kế hoạch học tập rõ ràng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ cấp COE/Visa du học.
5. CẦN LÀM GÌ KHI TRƯỢT COE HAY VISA DU HỌC NHẬT BẢN?
Sẽ thật hoàn hảo nếu hành trình du học Nhật Bản của bạn tiến triển thuận lợi theo dự kiến. Nhưng trong trường hợp ngược lại, nhiều bạn sẽ cảm thấy rất chán nản, thất vọng và hoang mang. Vậy, trượt COE có xin lại được không và bạn nên làm gì khi trượt COE và Visa du học Nhật Bản?
Dưới đây là những gì cần làm khi bị trượt COE/visa du học Nhật:
Bước 1: Vực dậy tinh thần
Đầu tiên bạn phải ghi nhớ rằng, việc trượt COE và Visa du học Nhật Bản không có nghĩa là cánh cổng du học sẽ đóng lại mãi mãi. Nhiều trường hợp các bạn DHS trượt COE lần đầu do chuẩn bị chưa tốt nhưng lần sau đã thành công xin được COE.
Vì vậy, điều tối quan trọng là loại bỏ tất cả các suy nghĩ tiêu cực, cho bản thân mình một cơ hội để tiếp tục theo đuổi giấc mơ.
Bước 2: Chuẩn bị tâm lý cho một cuộc hành trình mới
Tiếp theo, bạn cần lên dây cót sẵn sàng tâm lý cho một hành trình thậm chí còn khó khăn hơn. Chúng ta cần thành thực rằng, trượt COE và Visa du học một lần thì tỷ lệ thành công của lần tiếp theo sẽ giảm. Bởi khi đó, hồ sơ của bạn sẽ được xem xét một cách cẩn trọng hơn.
Chính vì vậy, bạn phải thật sự nghiêm túc và chính xác trong việc khai thông tin hồ sơ. Điều cần thiết nhất là thể hiện cho Cục xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thấy rõ mục tiêu của mình khi sang Nhật là HỌC và HỌC.
Bước 3: Phân tích nguyên nhân trượt COE và visa
Dựa vào bảng lỗi trượt và cách kiểm tra lỗi trượt COE ở trên đối chiếu với hồ sơ hiện tại của mình, bạn có thể tìm ra những nguyên nhân khiến Cục xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ đánh trượt COE và Visa du học Nhật Bản của mình.
Bước 4: Hoàn thiện kỹ năng tiếng Nhật và hồ sơ xin COE và Visa du học Nhật Bản
Sau khi trượt COE và visa, bạn chưa nên vội vàng nộp hồ sơ cho kỳ học tiếp theo. Thay vào đó, hãy chờ một thời gian để điều chỉnh hồ sơ và bổ sung khả năng tiếng Nhật. Điều này sẽ tăng đáng kể khả năng đỗ COE và Visa du học Nhật Bản của bạn.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc xử lý hồ sơ COE, hãy tìm đến những chuyên gia hoặc trung tâm uy tín để được hỗ trợ.
Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Lê Chiều - nhân viên hồ sơ “kỳ cựu” của Jellyfish Việt Nam về hành trình chắp cánh ước mơ du học Nhật Bản cho các du học sinh nhé!
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về COE giúp bạn giải đáp các thắc mắc: COE là gì và các lỗi trượt cũng như công thức đỗ COE mà Jellyfish chắt lọc từ nhiều năm đồng hành cùng DHS cũng như giải quyết các hồ sơ khó.
Đi du học Nhật Bản là ước mơ, là quyết tâm của rất nhiều bạn DHS Việt Nam. Đừng để nỗi sợ “trượt COE và visa” trở thành rào cản trong con đường chinh phục giấc mơ Nhật Bản của bạn. Điều quan trọng hơn cả là tâm lý vững vàng, sự quyết tâm cho mục tiêu học tập của chính bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Jellyfish Vietnam, bạn sẽ vững tin hơn trên chặng đừng chinh phục ước mơ của mình!
* Bản quyền thuộc về Jellyfish Vietnam (Vui lòng giữ lại nguồn khi copy bài viết)
?? Jellyfish Việt Nam - Du học trọn uy tín, chọn Jellyfish
✦ Hotline: 096 110 6466
✦ Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
✦ Văn phòng chi nhánh: Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
✦ Trụ sở tại Nhật: 4F Westhill Building, Nishigotanda 2-24-4, Shinagawa, Tokyo, Japan