Sứa biển được biết đến là một loài sinh vật thú vị ở đại dương bởi lẽ đây là loài sinh vật dưới biển có khả năng đặc biệt mà ít loài nào có thể làm được đó là có thể phát ra những màn phô diễn ánh sáng lạ mắt. Những tia sáng đỏ huỳnh quang - đây cũng chính là vũ khí đặc biệt để thu hút những con sinh vật nhỏ hơn bơi đến và sau đó chúng sẽ là thức ăn của những con sứa biển. Nhắc tới đây các bạn có thấy tò mò về loại sinh vật đặc biệt này không nào? Hãy bắt đầu cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về loại động vật này nha.
Đặc điểm cơ bản của sứa biển
Sứa biển được biết đến là loại động vật thân mềm, thuộc lớp nhuyễn thể, sứa biển sống ở môi trường nước, loài sinh vật này có khả năng di chuyển dưới nước bằng việc co bóp dù và đẩy nước qua lỗ miệng đồng thời tiến về phía nước lại.
Có thể bạn không biết đó là ngoài việc sứa được chế biến thành món ăn ngon mà còn được dùng trong rất nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sứa biển.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, trung bình trong 100gr sứa biển gồm có:
- Chất đạm: 12.4gr
- Chất béo: 0.1gr
- Chất đường: 3.8gr
- Canxi: 182mg
- Sắt: 9.5mg
- I-ốt: 132gr
- Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác như: phốt pho, selen, magie,...)
Sứa biển có tác dụng gì
Việc ăn sứa biển thường xuyên sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như chất đạm, chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng với cơ thể khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Sứa biển có chứa nhiều axit béo omega 3 và omega 6 vậy nên co thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư
Như chúng tôi đã nhắc đến ở trên, sứa biển có chứa hàm lượng selenium cao, mà chất này có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư vậy nên sứa biển còn có tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa.
Hỗ trợ trí nhớ
Một công dụng đặc biệt của sứa biển đó là giúp hỗ trợ trí nhớ bởi vì trong sứa biển có chứa hàm lượng choline cao mà loại dưỡng chất này có vai trò quan trọng giống như vitamin B đối với cơ thể. Dưỡng chất choline có chức năng tổng hợp ADN, giúp hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất những chất béo cần thiết cho màng tế bào qua đó giúp não bộ xử lý thông tin tốt hơn và nhớ lâu hơn.
Trẻ hóa làn da
Trong sứa biển có chứa rất nhiều collagen vậy nên hỗ trợ rất tốt trong việc đẩy lùi quá trình lão hóa của tế bào giúp trẻ hóa làn da. Ngoài ra sứa biển còn được dùng trong rất nhiều bài thuốc giúp chữa rất nhiều bệnh hiệu quả như: chứng huyết ứ gây nhiệt và nổi mụn, ho đờm, táo bón, nhức mỏi,...
Thời gian xuất hiện của sứa và cách phân biệt các loại sứa
Thời gian xuất hiện các loại sứa
Như các bạn đã biết thì sứa biển thường xuất hiện ở các bãi tắm thuộc các tỉnh như Nha Trang, Vũng Tàu,.. Sứa biển thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 - tháng 8 hàng năm, đặc biệt khoảng thời gian này là thời điểm mọi người thường tổ chức đi tắm biển.
Phân biệt sứa độc và sứa không độc
Bên cạnh những loại sứa có thể ăn được và không gây ngộ độc cho cơ thể thì cũng có những loại sứa gây ngộ độc cho cơ thể khi bạn ăn chúng. Vậy nên các bạn cần phải phân biệt được loại sứa độc và sứa không gây ngộ độc cho cơ thể để có thể tránh được tình trạng ăn phải những con sứa độc.
Hiện nay có rất nhiều loại sứa độc khác nhau nhưng tuy nhiên có hai loại sứa độc phổ biến nhất vậy nên chúng tôi sẽ đưa ra những đặc điểm dễ nhận diện nhất của hai loại sứa này để các bạn có thể tham khảo.
Sứa bắp cày (hay còn có tên gọi là sứa hộp)
Sứa bắp cày thường có ánh xanh xen lẫn với màu nước biển. Loại sứa biển này thường sống trôi nổi ở vùng nước ven bờ biển của nước ta. Khi xuất hiện những cơn bão, sóng biển lớn hay mưa lớn thì chúng thường có xu hướng di chuyển vào gần bờ để có thể trú ngụ.
Sứa bắp cày thường có dạng hình hộp và kích thướng dao động từ 2 - 20cm, khi quan sát thấy chúng thường tròn như cái chậu úp. Sứa thường có màu trong suốt và có chút ánh xanh, mỗi con sứa trưởng thành thường có khoảng 15 xúc tu dài, có chiều dài khoảng từ 20cm - 3m.
Một điểm đặc biệt của sứa độc này đó chính là trên cơ thể của chúng thường có hàng nghìn nang trâm chứa nọc độc, Những nọc độc đó có khả năng tấn công hệ tim mạch, hệ thần kinh ngoại biên và biểu bì, nguy hiểm hơn đó chính là gây tử vong. Vậy nên bạn cần quan sát kỹ khi tắm biển cũng như không nên sử dụng loại sứa này làm thức ăn.
Sứa lửa
Đây cũng là một trong những loại sứa thường gặp ở nước ta. Một điểm đặc biệt là loại sứa này rất dễ nhận diện, chúng thường có những màu sắc sặc sỡ và nổi bật như màu đỏ hay cam. Sứa lửa thường có thân hình dài và mỏng giống như những chiếc nắp chai vậy.
Cơ thể của những con sứa biển này thường trong suốt nhưng những chiếc xúc tua chứa nọc độc thì lại ngược lại, Những chiếc xúc tua đó thường có màu sắc sặc sỡ để thu hút con mồi như màu xanh, hồng cam, tím hay đỏ tùy theo từng vùng nước mà có những màu sắc khác nhau. Nhưng tuy nhiên những chiếc xúc tua chứa đầy nọc độc đó thường có màu cam và đỏ là phổ biến nhất.
Cách sơ chế sứa
Cách sơ chế sứa tươi:
- Bước 1: Sau khi bạn mua sứa về, đầu tiên bạn rửa sạch, tiếp theo mổ sứa ra để có thể loại bỏ các chất độc có trong những chiếc nang trâm của sứa.
- Bước 2: Bạn nên cắt sứa thành từng miếng vừa phải rồi rửa sạch cho hết nhớt. Cuối cùng đó chính là đem sứa đi ngâm trong chậu nước muối loãng và bỏ thêm chút phèn chua. Việc ngâm sứa trong nước muối loãng có lẫn phèn chua đó là để có thể giữ cho nước trong thân sứa không bị teo tóp.
- Bước 3: Khi bạn ngâm sứa đến khi chúng chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt thì có thể lấy ra rồi sau đó ngâm lại bằng nước lạnh để có thể bỏ bớt muối.
- Bước 4: Bạn nên thái sứa thành từng miếng vừa ăn, sau đó rửa sạch bằng nước sôi để nguội hoặc bạn có thể ngâm qua nước gừng trước khi muốn chế biến.
Cách sơ chế sứa khô:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần rửa sứa qua nước lạnh nhiều lần để có thể loại bỏ bớt các hóa chất có hại cho sức khỏe cũng như loại bỏ bớt độ mặn của muối trong quá trình bảo quản.
- Bước 2: Nên ngâm sứa trong khoảng 30 phút vào trong nước lạnh.
- Bước 3: Cuối cùng đó là chần sơ qua nước sôi khoảng 80 độ C rồi để ráo nước trước khi chế biến.
Sứa biển - cho bạn dinh dưỡng và sức khỏe
Sứa là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng tuy nhiên bạn nên lựa chọn chế độ ăn phù hợp và không nên ăn quá nhiều sứa trong nhiều ngày. Một điểm đáng lưu ý đó chính là các bạn nên lựa chọn những cơ sở bán mực uy tín để tránh mua phải những loại sứa kém chất lượng hay nguy hiểm hơn đó chính là mua phải sứa có độc.
Sứa biển rất tốt cho sức khỏe chúng ta đúng không các bạn. Ngoài ra cũng còn nhiều loại hải sản khác cũng rất tốt mang lại giá trị dinh dưỡng cao các bạn nhé, như là: - Gỏi tôm sú biển - Tôm tít cháy tỏi - Ốc hương rang muối