Ngoài PM thì còn một chức danh khác cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu là DM. Vậy, DM là gì? PM là gì? Đâu là sự khác nhau giữa PM và DM? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Ms Uptalent nhé. MỤC LỤC 1- Khái niệm DM, PM là gì? 1.1- DM là gì? 1.2- PM là gì? 2- Vai trò của DM, PM 2.1- Vai trò của DM 2.2- Vai trò của PM 3- Sự khác biệt giữa DM và PM là gì? 4- Cơ hội việc làm của DM và PM 4.1- Cơ hội việc làm của DM 4.2- Cơ hội việc làm PM
Xem thêm >>>> Việc làm Sản xuất
1- Khái niệm DM, PM là gì?
1.1- DM là gì?
DM là viết tắt của Developer Manager, là một chức danh quản lý cấp trung trong lĩnh vực IT. Vị trí này được biết đến là sếp trực tiếp của các lập trình viên. Họ có trách nhiệm quản lý team developer, có quyền ra quyết định thuê và sa thải lập trình viên.
Developer Manager được xem là nấc thang tiếp theo trong sự nghiệp của một developer. Đây là vị trí mà các lập trình viên muốn hướng đến. Người đảm nhận vai trò này có nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu từ Product Manager và Project Manager, sau đó họ sẽ truyền đạt lại cho các thành viên trong nhóm lập trình.
Các DM có trách nhiệm giám sát tiến độ công việc và báo cáo cho quản lý cấp cao (senior leader). Với chức năng chính là phối hợp giữa nhu cầu của ứng dụng và quản lý dự án cùng team developer nên đòi hỏi DM phải có khả năng làm việc với con người hiệu quả và kỹ năng xử lý xung đột.
Có một điểm khó khăn khi đảm nhận các vị trí quản lý như DM mà ai cũng gặp phải là sa thải nhân viên. Bạn hãy hình dung một ngày nào đó bạn được thăng chức và phải đưa ra quyết định sa thải một ai đó từng làm việc cùng mình. Điều này quả thực không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, chắc chắn bạn phải vượt qua được thử thách tâm lý này. Cho dù việc này sẽ khiến bạn lãnh không ít “gạch đá” từ những người từng kề vai sát cánh cùng mình trong công việc. >>>> Xem thêm: PM là gì? Giải mã PM trong các lĩnh vực khác nhau
1.2- PM là gì?
Sau khi giúp bạn tìm hiểu DM là gì, Uptalent sẽ tiếp tục chia sẻ cùng bạn khái niệm PM là gì.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về PM. Nhưng trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ nói về PM ở khía cạnh là một chức vụ trong doanh nghiệp.
Theo đó bạn có thể hiểu PM là viết tắt của Project Manager. Khi dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là người quản lý dự án.
Những người đảm nhận vị trí này giữ vai trò rất quan trọng đối với khả năng thành công của một dự án. Họ sẽ vừa phải quản lý tổng thể dự án, vừa phải tham gia vào tất các công việc có liên quan đến dự án. Do đó người ta thường nói PM quyết định đến 50% khả năng thành bại của dự án.
Thông thường người đảm nhận vị trí PM sẽ được chỉ định bởi các công ty, tổ chức. Trách nhiệm của họ là lãnh đạo dự án và nỗ lực hoàn thành tốt nhất các mục tiêu dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành.
Cụ thể, PM sẽ phải đảm bảo xác định và truyền đạt các mục tiêu dự án một cách rõ ràng, đầy đủ và phải dẫn dắt team dự án hoàn thành các yêu cầu của dự án về lực lượng lao động, các thông tin, thoả thuận, vật liệu và công nghệ.
PM được xem là trung gian kết nối giữa khách hàng và team phát triển. Do đó họ cần xác định và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sao cho phù hợp với tổ chức họ đang làm việc.
Bên cạnh đó, PM phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực họ làm việc để có thể xử lý hiệu quả tất cả các công việc trong một dự án. Họ cũng cần tính toán khả năng phù hợp giữa quy trình nội bộ và yêu cầu của khách hàng và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng để khiến khách hàng cảm thấy hài lòng.
Ngoài ra, PM còn có trách nhiệm truyền thông trong nhóm, thiết lập quy trình làm việc cụ thể và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng trong phạm vi ngân sách cho phép.
2- Vai trò của DM & PM
2.1- Vai trò của DM
Là một quản lý cấp trung, DM giữ vai trò định hướng và dẫn dắt đội ngũ developer trong doanh nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ được quản lý cấp cao giao phó.
Khi thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn, bạn sẽ càng ít thực hiện các công việc lập trình. Mặc dù các DM vẫn có thể có thời gian để tiếp xúc và làm việc với kỹ thuật, công nghệ. Tuy nhiên phần lớn thời gian của họ cần dành cho việc quản lý công việc và con người. Tức là họ sẽ phải tập trung vào việc vạch ra chiến lược, lãnh đạo, truyền cảm hứng và tạo động cho nhân viên cấp dưới
Một vai trò điển hình khác của developer manager là truyền đạt các yêu cầu của Product Manager và Project Manager cho các thành viên còn lại của nhóm lập trình. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi DM phải thành thạo nhiều kỹ năng mềm và có khả năng xử lý công việc hiệu quả. >>>> Bạn xem thêm: Những khó khăn khó nói của Project Manager
2.2- Vai trò của PM
Khi đã hiểu được vai trò của DM trong doanh nghiệp, tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vai trò của PM là gì nhé.
Trong các doanh nghiệp, PM giữ vai trò là người chủ trì công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện dự án, giám sát, kiểm soát và đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời gian dự định, trong phạm vi ngân sách cho phép.
Bên cạnh đó, PM cũng phải chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các nguồn lực, nhân sự và cả sự thành bại của một dự án. Nhiệm vụ cụ thể của PM sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô của từng dự án và công ty họ làm việc. Nhưng về cơ bản họ có trách nhiệm quản lý toàn bộ “vòng đời dự án”.
Thông qua việc giám sát dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, các PM có thể định hình quỹ đạo hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó họ có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng doanh thu và tối đa hoá hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, PM còn giữ vai trò đảm bảo cho các hoạt động trong dự án diễn ra suôn sẻ, hiệu quả nhất. Vì vậy họ được xem là nhân tố quan trọng quyết định khả năng thành công của một dự án.
3- Sự khác biệt giữa DM và PM là gì?
DM và PM đều là các vị trí quản lý cấp trung trong doanh nghiệp. Giữa hai vị trí này có các điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, Developer Manager là một chuyên gia kỹ thuật. Họ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ developer. Bởi vậy người đảm nhận vị trí này cần có khả năng lãnh đạo và năng lực chuyên môn cao. Trong khi đó, PM không nhất thiết phải là một chuyên gia kỹ thuật. Các nhiệm vụ công việc của họ chỉ liên quan đến các dự án nhất định.
Thứ hai, DM là người lãnh đạo và quản lý nhóm lập trình viên. Họ có quyền hạn trực tiếp đối với các developer. Còn trách nhiệm của PM hầu hết không phải là quản lý con người. Đối tượng mà họ quản lý chính là các dự án. Cụ thể là thời gian và chất lượng dự án. >>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý dự án (Project manager) là gì? Làm trong lĩnh vực nào?
Thứ ba, DM chịu trách nhiệm chính về các vấn đề kỹ thuật trong dự án. Trong khi đó, PM phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến một dự án. Đó có thể là các vấn đề kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật. Điều này khiến PM phải sở hữu một bộ kỹ năng mạnh mẽ bao gồm kỹ năng ra quyết định, phân tích, quản lý, quản trị nhân sự,…
Thứ tư, Developer Manager là một vị trí quản lý cấp trung trong lĩnh vực CNTT. Trong khi đó Project Manager có thể quản lý dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như là xây dựng, thiết kế, công nghệ thông tin,…
Thứ năm, một DM chắc chắn đã từng là một developer hoặc từng làm những công việc liên quan đến lập trình. Trong khi đó một PM giỏi chưa chắc đã là một developer hay quan tâm đến công việc lập trình.
4- Cơ hội việc làm của DM và PM
4.1- Cơ hội việc làm của DM
Nếu như trước đây IT Manager được biết đến là chức danh quản lý trong ngành CNTT, thì hiện tại trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có sự tập trung chuyên môn hơn. Do đó các vị trí quản lý mới như Developer Manager hay Product Manager mới xuất hiện.
Tại Việt Nam, lĩnh vực lập trình cũng được các doanh nghiệp ráo riết tuyển dụng. Nguyên nhân là vì xu thế tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ những năm gần đây.
Các số liệu thống kê cũng cho thấy nhu cầu nhân sự lĩnh vực lập trình đã gia tăng rất mạnh mẽ và thường xuyên trong tình trạng cung không đủ cầu. Nhất là với các vị trí quản lý DM. Dự báo trong những năm tới nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục gia tăng.
Hơn nữa Việt Nam hiện rất chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng công nghệ. Do đó, nhu cầu nhân sự chất lượng về lập trình là rất lớn. Điều này mang đến nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến vô cùng tốt cho những người yêu thích lập trình và ngành IT. >>>> Xem thêm: Project Manager là gì? Lộ trình trở thành một Project Manager
4.2- Cơ hội việc làm PM
Bất chấp sự gia tăng về nhu cầu tự động hoá và những thay đổi về cách thức làm việc, nhu cầu tuyển dụng Project Manager vẫn vô cùng lớn. Các dự báo cho thấy nhu cầu nhân sự cho vị trí này tăng trưởng 33% tính đến năm 2027, tương đương 22 triệu việc làm mới. Hiện tại các doanh nghiệp đang cần khoảng 88 triệu người cho các vai trò quản lý dự án.
Tuy nhiên, PM là một vị trí cấp quản lý với vai trò rất quan trọng và không phải ai cũng có thể đảm nhận được. Thông thường bạn sẽ phải có ít nhất 4 - 5 kinh nghiệm làm việc thực tế và phải có đủ kỹ năng, tầm nhìn sâu rộng mới có thể phụ trách vị trí này.
Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng, ban đầu bạn sẽ phải làm việc tại vị trí Kỹ thuật công trình. Sau đó bạn mới dần tiến lên vị trí quản lý công trình, rồi tiếp đến mới trở thành Quản lý dự án.
Có thể nói PM là một công việc đầy thách thức nhưng lại có rất nhiều cơ hội phát triển tốt. Nếu bạn có năng lực, có thể thực hiện thành công nhiều dự án thì chắc chắn con đường sự nghiệp của sẽ vô cùng tốt. Thậm chí bạn có thể thăng tiến lên các vị trí Giám đốc dự án hay Giám đốc điều hành.
Trên đây là một số thông tin về DM, PM là gì mà Ms Uptalent đã tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hai chức danh này cũng như nhận ra được sự khác nhau giữa DM và PM. Từ đó bạn sẽ có thêm thông tin để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn cho bản thân. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet