Các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, kháng sinh,… tồn tại xung quanh chúng ta với vai trò quan trọng không thể thay thế. Vậy bạn có biết thành phần quan trọng nhất cấu thành nên các loại thuốc đó là gì hay không? Đó chính là Dược chất. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, phân loại, ý nghĩa và lưu ý sử dụng các loại chất đặc biệt này ngay bây giờ.
1. Dược chất là gì?
Đây là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng Dược lý hoặc tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể con người. Ngoài ra, các chất này còn được gọi với cái tên khác là hoạt chất.
Khái niệm trên được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tham khảo từ khoản 2 Điều 4 Luật Dược 2016. Bạn đọc có thể hiểu đơn giản rằng các hoạt chất đấy tồn tại xung quanh chúng ta và được ứng dụng trực tiếp vào Y học vì mục đích cụ thể. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như Canxi, Paracetamol, Vitamin D1,…
2. Phân loại hoạt chất
Dưới đây là một số tiêu chí đã được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp nhằm giúp bạn đọc có thể phân loại được các loại Dược chất này một cách dễ dàng.
2.1 Theo nguồn gốc
- Dược chất tự nhiên: Tồn tại ở ngay trong tự nhiên và thường được chiết xuất từ thực vật, động vật hay khoáng chất.
- Dược chất tổng hợp: Được tổng hợp, chiết xuất, sản xuất theo quy trình hóa học từ những nguyên liệu đầu vào.
2.2 Theo tác dụng Dược lý
Tác dụng Dược lý có thể hiểu đơn giản là những tương tác giữa cơ thể của con người với các loại hoạt chất được sử dụng. Từ đó, ta có thể đưa ra một số tác dụng để phân loại các chất có tác dụng Dược lý như sau:
- Sử dụng để giảm đau.
- Sử dụng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
- Đem lại khả năng chống đông máu.
- Có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh, điều trị giấc ngủ.
- Hiệu quả chống Oxy hóa, lão hóa cơ thể.
- Nhóm Dược chất có khả năng chống nôn.
- Các loại hormon và điều trị rối loạn nội tiết tố.
- Tác động cục bộ.
Xem thêm: Dược liệu là gì
Dược sĩ là gì
2.3 Theo dạng bào chế
Dựa vào tiêu chí này, bạn đọc có thể dễ dàng nhận diện hoạt chất khi chúng tồn tại trong các loại thuốc hay thực phẩm chức năng. Những dạng bào chế tiêu biểu thường gặp là:
- Viên nén
- Viên nang
- Thuốc tiêm
- Thuốc uống
- Dạng kem
- Dạng gel
- Dạng bột.
3. Ý nghĩa của Dược chất
Thông qua khái niệm đã được cung cấp, chắc hẳn bạn đọc cũng đã phần nào hiểu được ý nghĩa của những chất này trong đời sống của chúng ta. Đó là những thành phần vô cùng quan trọng trong các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng để đem lại hiệu quả Y tế, hiệu quả trong từng khâu khám, chữa hay điều trị bệnh.
Xã hội ngày càng càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tăng cao. Việc ứng dụng các chất này vào sản xuất thuốc cũng như phát hiện ra các chất mới có tính Dược lý là những thành tựu Y học quan trọng. Cũng nhờ vậy mà chất lượng cuộc sống của con người sẽ ngày được cải thiện.
4. Lưu ý khi sử dụng các hoạt chất có trong trong thuốc
Để sử dụng thuốc nói chung hay các hoạt chất nói riêng, ưu tiên hàng đầu dành cho bạn đọc là tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, Dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả.
4.1 Không sử dụng đồng thời hai loại thuốc có cùng hoạt chất
Một ví dụ tiêu biểu về hai loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau đầu, mệt mỏi, cảm cúm là Panadol Extra và Decolgen. Có thể nhiều người dùng không để ý rằng trong hai loại thuốc này đều chứa thành phần Dược chất Paracetamol. Nếu sử dụng cùng lúc, người dùng sẽ đẩy hàm lượng rất lớn Paracetamol vào cơ thể và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, đây là vấn đề tương đối nhức nhối vì ở nước ta hiện nay vẫn phổ biến tình trạng sử dụng thuốc không kê đơn và tự sử dụng thuốc tại nhà. Người dân cần được nâng cao nhận thức cũng như được đội ngũ cán bộ nhân viên Y tế thật sự có tâm và có tầm hỗ trợ để đem đến hiệu quả dùng thuốc tốt nhất.
4.2 Hàm lượng hoạt chất sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trên mỗi bao bì và hướng dẫn sử dụng thuốc sẽ có ghi đầy đủ thông tin về thành phần cấu tạo thuốc. Việc lựa chọn đúng loại thuốc với hàm lượng Dược chất phù hợp sẽ cần phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Độ tuổi: Trẻ em, trẻ vị thành niên, người lớn,… sẽ sử dụng thuốc với hàm lượng hoạt chất cũng như liều lượng hoàn toàn khác nhau.
- Tình trạng sức khỏe: Để kê được đơn thuốc phù hợp, việc thăm khám trực tiếp chắc chắn là lựa chọn tối ưu hoặc người bệnh phải nêu rõ được tình trạng bản thân, dấu hiệu bệnh lý hay phản ứng cơ thể đặc biệt.
- Dạng chất và đường điều trị: Các dạng chất và đường điều trị khác nhau sẽ có lượng Dược chất khác nhau.
- Nhu cầu của người dùng: Dựa vào nhu cầu và khả năng chi trả mà người dùng có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Xem thêm: Dược sĩ hạng 4 là gì? Vai trò, tiêu chuẩn và mức lương cụ thể
4.3 Tác dụng phụ có thể xảy ra trong và sau khi dùng thuốc
Trong các sản phẩm thuốc thường không chỉ có mỗi hoạt chất mà còn có các loại tá dược hay các chất khác để cấu thành nên thuốc. Người dùng cần lưu ý về những tác dụng phụ, những phản ứng của cơ thể hay dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trên đây là khái niệm Dược chất là gì và một số cách phân loại, ý nghĩa cũng như lưu ý khi sử dụng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. Theo dõi ngay các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm các kiến thức xoay quanh ngành Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi