Hiện nay, ngành Kinh tế phát triển đang được rất nhiều người đánh giá cao về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cũng như tính ứng dụng cao. Chưa kể, ngành học này còn mang lại cho người học nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vậy ngành Kinh tế học phát triển là gì và cụ thể học xong ra trường làm gì? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành học này tại NEU nhé!
1. Ngành Kinh tế phát triển là gì?
Mã ngành: 7310150
Ngành Kinh tế phát triển (Development Economics) là một ngành học nghiên cứu về quá trình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Ngành học này sẽ cung cấp các cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế để các nước có thể vận dụng vào hoàn cảnh của quốc gia mình, từ đó cải thiện tình trạng chưa tiến bộ và tìm ra được hướng đi phát triển thích hợp. Mục tiêu của ngành là hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi toàn cầu.
Khi theo học ngành Kinh tế phát triển, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh tế và kinh tế phát triển. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi ra trường, chẳng hạn như các kỹ năng về hoạch định chính sách phát triển, các kỹ năng chuyên sâu và cập nhật về tổ chức quản lý sự phát triển, các kỹ năng hoạch định phát triển kinh doanh và kinh tế,…
2. Học ngành Kinh tế phát triển tại NEU như thế nào?
Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).
Khối lượng kiến thức đào tạo là 127 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).
Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển của NEU
3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế phát triển của NEU
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?
Ngành Kinh tế phát triển sẽ đào tạo sinh viên làm được ở nhiều môi trường làm việc khác nhau nên cơ hội việc làm của sinh viên ngành này khá đa dạng và có triển vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc sau:
- - Bạn có thể làm công việc dự đoán, phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của một cộng đồng, một quốc gia.
- - Bạn có thể tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, phát triển và thực thi các dự án phát triển.
- - Bạn có thể làm công việc tổng hợp, phân tích nghiên cứu và tham gia hoạch định chính sách phát triển.
- - Bạn có thể làm tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, hoặc tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững.
- - Bạn có thể làm công việc giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về kinh tế học, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường, chính sách công, phát triển bền vững.
- - Bạn cũng có thể tự thành lập và phát triển công ty của riêng mình.
Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:
- - Bạn có thể làm việc tại các tổ chức và đối tác phát triển như ADB,WB, FAO, UN…
- - Bạn có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ về phát triển như CIDA, DIFID, OXFAM, SIDA…
- - Bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cơ quan làm việc trong môi trường quốc tế.
- - Bạn có thể làm việc trong các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế, hoặc trong các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế.
- - Bạn có thể làm việc tại các loại hình doanh nghiệp khác.
Hy vọng bài viết “Review ngành Kinh tế phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội việc làm rộng mở” đã đem lại cho bạn các thông tin hữu ích về ngành Kinh tế phát triển tại NEU và giúp bạn đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình.