Ngành Kinh tế (mã ngành: 7310101) đã luôn là một ngành “hot” dù ở bất cứ giai đoạn nào. Học ngành kinh tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... Cùng trường Đại học Đại Nam giải đáp mọi thắc mắc về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành kinh tế học là gì ?
Kinh tế học tên tiếng anh là economics, là một môn khoa học xã hội nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Nó cũng khám phá cách xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm. Nghiên cứu kinh tế học nhằm giải thích cách nền kinh tế vận hành và cách các tác nhân trong nền kinh tế tương tác lẫn nhau.
Năm 2024, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế.
Ngành kinh tế là gì ?
Ngành kinh tế là một trong những ngành trong những ngành liên quan mật thiết đến chính trị, xã hội. Chương trình học của ngành này tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu về các quy luật, cách quản lý và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thị trường, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục… Sinh viên sẽ được trang bị với các phương pháp phân tích và đánh giá, cùng kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế.
Ngành học hot, cơ hội việc làm rộng mở, học một ngành làm nhiều nghề, thu nhập cao... là những lý do khiến ngành Kinh tế được "săn đón" trong mùa tuyển sinh 2024.
Học ngành kinh tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu ?
Làm gì, ở đâu
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kinh tế có thể làm việc tại rất nhiều các vị trí công việc như:
- Nhân viên nghiên cứu thị trường (cung - cầu); phân tích và dự báo thị trường, thị trường đầu tư, marketing, kinh doanh…, tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nói chung
- Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh doanh, phân tích và dự báo cung - cầu thị trường, phân tích đầu tư, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư, tư vấn đầu tư kinh doanh, đầu tư tài chính, quản lý…, tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, sàn chứng khoán…, trong nền kinh tế số hiện nay
- Sau 2 - 5 năm sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kinh tế có thể làm ở vị trí Quản lý cấp trung và cao trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về phân tích và dự báo thị trường, phân tích đầu tư, hoạch định chính sách, quản lý dự án đầu tư, tư vấn chiến lược, quản lý các hoạt động kinh tế - kinh doanh của doanh nghiệp,… trong nền kinh tế số hiện nay
- Khởi nghiệp và tự kinh doanh: Tự quản lý tài chính, đầu tư tài chính cá nhân (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản); Quản lý, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính cho tổ chức/doanh nghiệp; Tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình trong bối cảnh thương mại điện tử, kinh tế số, xã hội số hiện nay.
- Trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế, kinh tế đầu tư, đầu tư tài chính… tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu của các tổ chức, doanh nghiệp...
Môi trường học tập khang trang, hiện đại của sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học Đại Nam.
Lương bao nhiêu?
Mức lương khởi điểm cho một chuyên viên phân tích kinh tế ra trường có thể dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này có thể cao hơn tùy vào vị trí, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc.
Tại sao nên học ngành Kinh tế tại trường Đại học Đại Nam?
1. Thời gian đào tạo ngắn: 3 năm (3 kỳ/năm)
Với chương trình đào tạo chỉ trong 3 năm (tương đương 9 kỳ học), sinh viên không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn sớm bước vào thị trường lao động, nắm bắt cơ hội nghề nghiệp sớm hơn và phát triển sự nghiệp một cách nhanh chóng.
Thời gian ngắn hơn cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí sinh hoạt cho sinh viên. Điều này giúp sinh viên và gia đình tối ưu hóa chi phí đào tạo, đồng thời tăng cường hiệu quả đầu tư cho tương lai.
Thời gian đào tạo ngắn cũng tạo điều kiện cho sinh viên linh hoạt hơn trong lập kế hoạch cá nhân và sự nghiệp. Sinh viên có thể nhanh chóng tiến xa hơn trong con đường học về kinh tế, theo đuổi các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Thời gian đào tạo ngắn, sinh viên ra trường sớm 1 năm tiếp cận thị trường lao động sớm.
2. Chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội
Trường Đại học Đại Nam cung cấp cho sinh viên một chương trình đào tạo kinh tế không chỉ mang tính lý thuyết mà còn gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Điều này được thể hiện rõ thông qua:
+ Dự Án Thực Tế: Sinh viên được tham gia vào các dự án thực tế từ đơn vị trong và ngoài trường, từ việc phân tích thị trường đến giải quyết vấn đề kinh doanh cụ thể. Qua đó, họ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong lớp vào thực tế, từ đó rèn luyện kỹ năng và tạo ra giá trị thực sự.
+ Hợp Tác Với Doanh Nghiệp: Chương trình học kinh tế tại Đại Nam thường xuyên hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực, từ đó sinh viên có cơ hội tiếp cận với thế giới doanh nghiệp thực tế, hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động.
+ Tham gia các cuộc thi khởi nghiệp: Sinh viên được khuyến khích và hỗ trợ khi tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp, nơi sinh viên có cơ hội trình bày ý tưởng, phát triển dự án, kết nối với các doanh nhân trong ngành.
+ Workshop và Sự Kiện Chuyên Ngành: Trường Đại Nam thường xuyên tổ chức các workshop, hội thảo và sự kiện chuyên ngành, nơi sinh viên có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các chuyên gia, doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, từ đó mở rộng kiến thức và nắm bắt xu hướng mới.
3. Thực hành - thực tập tại các doanh nghiệp uy tín
Sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học Đại Nam có cơ hội thực hành tại: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; Công ty cổ phần tư vấn và phát triển TMĐT Eco Academy ; Công ty TNHH giải pháp phát triển doanh nghiệp iViet (iViet Solutions); Công ty TNHH STI Việt Nam; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trust Nation; Công ty TNHH thương mại và tiếp vận toàn cầu Đông Tài; Công ty Cổ phần John Hunt; Công ty Cổ phần EcomGroup; Công ty TNHH phần mềm Nhân Hòa; Công ty Cổ phần chứng khoán VPS; Ngân hàng MB…
100% sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học Đại Nam được kết nối việc làm sau khi ra trường.
4. Đội ngũ giảng viên tận tâm, giàu kinh nghiệm
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm không chỉ là những người thầy giỏi trong lĩnh vực kinh tế mà còn là những người hướng dẫn đam mê, sẵn lòng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên.
5. 100% sinh viên được kết nối việc làm sau khi ra trường
Tất cả sinh viên thuộc ngành Kinh tế đều được cam kết được hỗ trợ, tìm kiếm công việc phù hợp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Thêm vào đó, Trường Đại học Đại Nam cũng có riêng Trung tâm "Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên" với sứ mệnh “Đào tạo để người học ra trường có cuộc sống tốt và là công dân tốt”. Trung tâm sẽ đồng hành để hỗ trợ sinh viên tham gia thực tập và làm thêm (part-time) trong lĩnh vực chuyên môn; đảm bảo sinh viên vừa có kinh nghiệm vừa có thu nhập ổn định ngay từ khi còn đang học.
6. Học phí không tăng trong suốt quá trình đào tạo
Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí suốt 03 năm học. Học phí của ngành Kinh tế hiện là 13,5 triệu đồng/kỳ.
7. Nhiều cơ hội nhận học bổng
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) dành quỹ học bổng 55 tỷ đồng cho tân sinh viên K18. Chính sách học bổng mở rộng với 07 chương trình học bổng mới mở ra nhiều cơ hội học tập cho tân sinh viên, đặc biệt là các thí sinh học giỏi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; góp phần tạo động lực học tập, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Cụ thể:
- Học bổng Tài năng 50-100% học phí toàn khóa học (trị giá từ 60.5 - 576 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
- Học bổng Khuyến khích 100% học phí học kỳ 1 năm học 2024 - 2025 (trị giá từ 11 - 32 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
- Học bổng Giáo dục - Y tế từ 10 - 30 triệu đồng.
- Học bổng tiếp sức từ 20-30% học phí kỳ 1 năm học 2024 - 2025.
- Học bổng Khuyến tài từ 50 - 100% học phí kỳ 1 năm học 2024 - 2025.
- Học bổng “Người Đại Nam” từ 10-30% học phí toàn khóa học (trị giá từ 12.1 - 172.8 triệu đồng, tùy theo học phí mỗi ngành).
Ngoài 07 chương trình học bổng, sinh viên DNU còn được nhận các học bổng giá trị khác, như: Học bổng thường niên, học bổng doanh nghiệp, học bổng du học Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Học ngành Kinh tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?” đã không còn là câu hỏi khó đối với các sĩ tử đam mê ngành học này. Đăng ký ngay từ hôm nay để trở thành sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học Đại Nam nhé!
03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế trường Đại học Đại Nam
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
04 tổ hợp xét tuyển ngành Kinh tế
A00: Toán, Lý, Hóa
A01: Toán, Lý, Anh
D01: Toán, Văn, Anh
D07: Toán, Hóa, Anh
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY