Để xây dựng được lộ trình học IELTS 4.0, bạn cần phải hiểu về những tiêu chí để đạt được band điểm này. Bài thi IELTS có 2 hình thức thi là Academic - học thuật và General - tổng quát.
Trong đó IELTS Academic dùng để đánh giá các thí sinh có đủ khả năng học tại đại học hoặc sau đại học quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh hay không. IELTS General giúp đánh giá năng lực nói tiếng Anh lưu loát của thí sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình trung học, đào tạo nghề hoặc định cư các nước dùng tiếng Anh.
Nhìn chung phần thi General có cách tính điểm gắt gao hơn so với phần thi Academic. Nếu bạn có dự định thi IELTS để xét tuyển trung học phổ thông, làm việc và định cư ở nước ngoài thì phần thi General sẽ thích hợp hơn với bạn. Mặt khác, nếu bạn có mục tiêu học cao học hoặc thể hiện kỹ năng chuyên môn trong một ngành nghề nhất định như bác sĩ, luật sư thì chứng chỉ IELTS Academic là lựa chọn hợp lý.
>>> Bạn thấy khó trong việc quyết định nên thi hình thức nào? Tham khảo ngay bài viết “Tôi nên dự kỳ thi IELTS Học Thuật hay kỳ thi IELTS Tổng Quát?
Nếu bạn cần chứng chỉ IELTS để du học hoặc định cư, bạn nên chọn bài thi General
Về cấu trúc bài thi, IELTS Academic và General giống nhau ở các bài thi Listening và Speaking. Đối với bài thi Reading và Writing, phạm vi kiến thức cũng như cách tính điểm ở hai hình thức có sự khác biệt.
Kỹ năng Reading
Phần Reading IELTS Academic và General đều có 40 câu hỏi và thời gian làm bài là 60 phút. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt nhất định giữa 2 hình thức thi, nổi bật nhất là cách tính điểm. Và khi xây dựng lộ trình học IELTS từ 0 đến 4.0, bạn cần đặt mục tiêu trả lời đúng ít nhất từ 10 đến 15 câu cho phần thi Reading.
Kỹ năng Writing
Writing là một thử thách khó nhằn đối với các thí sinh với không ít tiêu chí chấm thi riêng biệt. Với những thí sinh đặt mục tiêu đạt được band điểm 4.0 thì các tiêu chí có phần dễ thở hơn, cụ thể:
Thí sinh có thể viết các đoạn văn với cấu trúc đơn giản nhưng sẽ gặp khó khăn khi dùng cấu trúc phức tạp, dùng từ và lối diễn đạt ít vụng về.
Bài viết có thể truyền tải thông tin quen thuộc với bố cục chuẩn.
Thí sinh có thể viết lại thông tin nhận được, ghi chép được bài trình bày ngắn hoặc từ tài liệu tham khảo.
Thí sinh có thể viết lại thông tin từ các bảng biểu dưới dạng văn bản một cách mạch lạc, dễ hiểu.
Thí sinh có thể ghi chép lời nhắn đơn giản từ điện thoại.
Một bài Writing task 1 cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin có trong biểu đồ
Kỹ năng Listening
Đối với bài thi Listening thì cả hai hình thức thi Academic hay General đều có chung một format gồm 40 câu hỏi. Và với lộ trình học IELTS từ 0 đến 4.0, bài Listening của bạn chỉ cần khoảng 15/40 (áp dụng với cả Academic và General).
Để dễ dàng đạt 4.0 phần thi nghe, thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng sau:
Có thể nghe và nắm ý chính trong bài, xác định được từ ngữ mấu chốt cũng như chi tiết quan trọng.
Người nghe hiểu được từ ngữ thông dụng và một chút thành ngữ.
Có khả năng nghe hiểu ngôn ngữ ở các tình huống rõ ràng, quen thuộc.
Nghe hiểu các mẩu tin, hướng dẫn ngắn.
Nghe hiểu lời nhắn đơn giản trên điện thoại.
Kỹ năng Speaking
Nếu hai phần thi Reading và Listening chỉ tính điểm trên dựa trên tính đúng sai của đáp án thì phần thi Speaking đòi hỏi nhiều hơn thế và điểm số của bài thi nói IELTS phụ thuộc vào khả năng nói, vốn từ vựng, ngữ pháp và phá âm của thí sinh. Cụ thể, để chinh phục bài thi nói và đạt được band điểm 4.0, bạn cần đáp ứng bốn tiêu chí dưới đây:
Khả năng nói lưu loát, mạch lạc: Phần trả lời vẫn có những khoảng ngập ngừng, cần nói chậm để suy nghĩ cách truyền đạt ý phù hợp. Các câu cơ bản được kết nối với nhau bằng việc sử dụng lặp đi lặp lại các phép liên kết đơn giản, giữ được sự mạch lạc trong việc diễn đạt.
Từ vựng: Có thể truyền đạt được các chủ đề quen thuộc nhưng chỉ có thể mô tả các ý nghĩa cơ bản với các chủ đề phức tạp. Phần thi vẫn thường xuyên mắc lỗi sử dụng không đúng từ vựng và thí sinh hiếm khi thay đổi cách diễn đạt.
Ngữ pháp: Thí sinh sử dụng được các cấu trúc quen thuộc nhưng có sự lặp lại những cấu trúc này, dễ mắc lỗi về các truyền đạt và sử dụng từ ngữ, đôi khi dẫn đến hiểu lầm.
Phát âm: Thí sinh dùng các từ thông dụng trong ngữ cảnh quen thuộc, có thể mắc lỗi phát âm gây cản trở ngôn ngữ.
Phát âm, trọng âm và ngữ điệu rất quan trọng trong phần thi nói