Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kịch bản ( lĩnh vực văn học), đạo điễn, diễn viên, họa sỹ… (thuộc lĩnh vực sân khấu).
Đặc điểm: gồm các mâu thuẫn xung đột kịch
- Xung đột bên ngoài: giữa nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với gia đình dòng họ…
- Xung đột bên trong: nội tâm, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
Hành động kịch: đó là sự tổ chức cốt truyện nhân vật, tình tiết, diễn cố theo một diễn biến chặt chẽ, nhất quán. Hành động kịch do các nhân vật kịch thực hiện, trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình
- Ngôn ngữ kịch: có 3 loại ( đối thoại, độc thoại và bang thoại)
- Ngôn ngữ kịch khắc họa đặc điểm ngoại hình và tính cách nhân vật
- Ngôn ngữ kịch mang tính hành động
- Gần gũi với đời sống, ít nhiều mang tính khẩu ngữ.
Cốt truyện kịch:
- Phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, giải quyết ( cởi nút).
- Thời gian và không gian kịch
- Mỗi vở kịch có thể chia thành nhiều màn (hồi). mỗi màn có thể chia thành nhiều lớp.
Phân loại kịch:
Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột kịch phân ra 3 loại sau:
- Bi kịch: nỗi xót xa, thương cảm,…
- Hài kịch: tình huống khôi hài, đối lập,..
- Chính kịch: đề tài cuộc sống.
Căn cứ vào ngôn ngữ trình diễn:
- Kịch thơ
- Kịch nói
- Ca kịch ( tuồng, chèo, cải lương)
- Kịch câm
- Nhạc kịch
- Vũ kịch
- Kịch rối
Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại:
- Kịch dân gian ( chèo, tuồng, cải lương…)
- Kịch cổ điển ( trước thế kỷ XX)
- Kịch hiện đại (từ thế kỷ XX)
Tác phẩm điển hình:
- “Chém thuốc độc” của Vũ Đình Long được công bố tháng 9/1921, ngày 22/11/1921, vở kịch được diễn lần đầu trên sân khấu Nhà hát thành phố Hà Nội..
- “Tây sương tấn kịch”, “Tòa án lương tâm” của Vũ Đình Long
- “Bạn và vợ”, “Một người thừa”, “Tòa án âm phủ” của Nguyễn Hữu Kim
- “Uyên ương”, “ Hoàng Mộng Điệp”, “Hai tối hôn nhân” của Vi huyền Đắc
- “Chàng ngốc”, “Ông tây An Nam” của Nam xương
- “Nặng nghĩa tớ thầy” của Tương Huyền
- “Tiểu thuyết Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh
- “Tiểu thuyết Nửa chừng xuân” của Khánh Hưng
- “Mơ Hoa”, “Cuối mùa” của Đoàn Phú Tứ
- “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng