Trong cuộc sống hiện nay, thứ quý giá hơn cả tiền bạc đó là sức khoẻ. Đặc biệt, trong đại dịch Covid - 19 vừa qua nhiều người đã nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe. Vì vậy, nghề bác sĩ đang được nhiều người mơ ước và lựa chọn. Vậy, muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì? Muốn làm bác sĩ cần phải làm gì ? Muốn làm bác sĩ cần học những gì?
Tổng quan về ngành bác sĩ
Bác sĩ hay còn gọi là thầy thuốc đây là những người chuyên làm những công việc cứu chữa, chuẩn đoán, nghiên cứu, điều trị… cho bệnh nhân bằng chuyên môn của mình. Ngoài ra, bác sĩ đa khoa còn là những người điều trị các bệnh mãn tính và cấp tính cho bệnh nhân. Họ là những người có năng lực chịu trách nhiệm chính trong thăm khám và điều trị.
Đây là ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các bạn trẻ. Mỗi năm, điểm chuẩn vào các trường đào tạo ngành này ngày càng tăng. Có thời điểm, thi 30 điểm (3 môn mỗi môn 10 điểm) vẫn có nguy cơ rớt đại học.
Cũng vì vậy, muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì trở thành câu hỏi được quan tâm để thí sinh có sự chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp. Độ hot của ngành này đã được khẳng định và chưa từng hạ nhiệt dù giai đoạn này đã kéo dài trong 3 - 5 năm.
Tuy nhiên, đây cũng là công việc cần nhiều thời gian đào tạo. Quá trình hành nghề có áp lực lớn khi phải dành lớn thời gian trong bệnh viện hoặc phòng khám. Vì vậy, đừng chỉ nhìn vào danh vọng có được từ công việc, hãy tìm hiểu kỹ về nghề trước khi quyết định có theo đuổi nghề bác sĩ không.
Muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì?
Muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì luôn là câu hỏi của nhiều học sinh. Theo như khối ngành học truyền thống của bác sĩ thì tổ hợp môn thi cho khối này sẽ là khối B gồm môn toán - hóa - sinh. Do đó, để có thể thi đậu ngành này, bạn cần phải học giỏi 3 môn nền tảng là Toán - Hóa - Sinh.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều sự thay đổi mới về hình thức. Cách khối thi cũng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Sau đây là tổng hợp các tổ hợp khối thi dành cho nghề bác sĩ gồm:
- Khối A00: Toán - lý - hóa
- Khối A02: Toán - lý - sinh
- Khối B00: Toán - hóa - sinh
- Khối B01: Toán - sinh - sử
- Khối B03: Toán - sinh - văn
- Khối B04: Toán - sinh - giáo dục công dân
- Khối D01: Toán - văn - anh
- Khối D08: Toán - sinh học - tiếng anh
- Khối D09: Toán - khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
Ngoài ra, khối ngành này rất được nhiều sinh viên đăng ký thi nên yêu cầu điểm đầu vào cũng khá cao. Cho nên, mỗi thí sinh cần phải biết cố gắng trau dồi kiến thức lượng sức mình và chọn khối thi phù hợp với năng lực. Đặc biệt, một số trường còn áp dụng hình thức xét tuyển học bạ của kết quả học lớp 12 hay của 3 năm học THPT.
Học bác sĩ sẽ được học những môn nào?
Sau khi bạn đã trúng tuyển vào ngành bác sĩ thì sẽ được học rất nhiều các môn học khác nhau. Đây cũng là lý do cần phải xác định đúng muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì. Bởi các bộ môn chuyên ngành có liên hệ trực tiếp, đòi hỏi tư duy gần sát với các bộ môn cấp 3 bạn vững.
Một số môn học bắt buộc như: Triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục thể chất, an ninh quốc phòng… và một số môn bổ trợ như toán cao cấp, sinh học, hóa học đại cương…
Các môn tiền đề cơ sở ngành như lý sinh, sinh học và di truyền, tâm lý và đạo đức nghề y, xác suất thống kê trong y học, tin học và ứng dụng… Các môn chuyên ngành như răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu, thần kinh, bệnh truyền nhiễm, nội bệnh lý…
Bên cạnh đó, tùy vào mỗi khoa bạn theo học mà có thời gian đào tạo sẽ khác nhau như bác sĩ đa khoa 7 năm học, bác sĩ răng hàm mặt 5 năm học, bác sĩ điều dưỡng 5 năm học… Đồng thời sinh viên sẽ còn phải đi thực tập theo đúng chuyên ngành của mình ở ngoài thực tế.
Các khoa trong ngành bác sĩ
Nếu bạn đang thắc mắc muốn làm bác sĩ cần phải làm gì? Hay muốn làm bác sĩ cần học những gì? Dưới đây là một số khoa để bạn lựa chọn.
Bác sĩ đa khoa
Bác sĩ đa khoa là những người phụ trách hầu hết tất cả các chuyên môn trong thăm khám, chữa bệnh ở các bệnh viện, trạm y tế xã. Một bác sĩ đa khoa cần phải có chuyên môn giỏi từ đó đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh.
Xem thêm: Nên học đa khoa hay răng hàm mặt thì phù hợp?
Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ chuyên khoa là những người có kiến thức chuyên sâu về một mảng nào đó trên cơ thể con người. Cụ thể như bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ da liễu, bác sĩ thần kinh, bác sĩ tim mạch…
Họ còn là người phụ trách chuyên môn theo từng lứa tuổi bệnh nhân như trẻ em, người trưởng thành, người trung niên hoặc người già. Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được làm ở các bệnh viện, phòng khám riêng.
Bác sĩ răng hàm mặt
Công việc chính của họ là thăm khám điều trị các bệnh liên quan đến răng hàm mặt, thực hiện các khoa phẫu thuật chỉnh hình trên khuôn mặt. Đặc biệt, với nhu cầu làm đẹp hiện nay thì việc làm cho hàm răng được đều đẹp đang được nhiều người quan tâm. Hứa hẹn, đây là một ngành nghề có cơ hội việc làm cao.
Nếu muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì với công việc này? Đáp án không quá khác biệt so với những chuyên ngành khác. Bạn sẽ được đào tạo thêm khoảng 2 năm chuyên sâu để trở thành bác sĩ trong lĩnh vực này.
Tìm hiểu thêm: Con trai khối D nên học ngành gì?
Bác sĩ ngoại khoa
Lĩnh vực chuyên môn của khoa này chính là tham gia vào các ca phẫu thuật để cắt bỏ, ghép nối, chỉnh sửa… các cơ quan. Công việc này đòi hỏi một bác sĩ có tinh thần vững chắc, kinh nghiệm dày dặn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Mỗi khoa ngoại sẻ chuyên sâu về phẫu thuật một lĩnh vực nhất định nào đó như phẫu thuật não, tim… hay một số khoa sẽ chuyên về ghép nối chỉnh sửa các bộ phận trên cơ thể.
Bác sĩ sản phụ khoa
Là những người chuyên phụ trách lĩnh vực xét nghiệm, siêu âm, thăm khám, chẩn đoán thai nhi trong bụng bà mẹ. Từ đó, bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời các vấn đề phát sinh trong khi mang thai. Ngoài ra, bác sĩ sản phụ còn có thể tư vấn cho các bà mẹ về chế độ ăn dinh dưỡng, cách sinh hoạt, lối sống… phù hợp cho từng trường hợp. Mỗi chuyên ngành đều đóng vai trò riêng và có nhiệm vụ cụ thể, muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì còn phụ thuộc vào lựa chọn của bạn sau chuyên khoa.
Y tá, điều dưỡng, hộ lý, hộ sinh
Đây là đội ngũ chuyên giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện theo các yêu cầu chỉ định của bác sĩ. Họ là những người thường theo sát, cập nhật các thông tin, diễn biến bệnh nhân để báo cáo cho bác sĩ điều trị.
Một số trường đại học đào tạo ngành bác sĩ trên cả nước
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề muốn làm bác sĩ cần học những gì, thì thông tin các trường đại học cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên cân nhắc về điểm xét tuyển, địa chỉ trường để chọn đơn vị đào tạo phù hợp.
Các trường đại học ở miền Bắc
- Trường đại học y Hà Nội
- Trường đại học y tế Hải Dương
- Trường đại học y dược Hải Phòng
- Học viện y dược cổ truyền Việt Nam
Các trường đại học ở miền Trung
- Đại học y dược - Đại học Huế
- Đại học kỹ thuật y dược Đà Nẵng
- Đại học y dược Đà Nẵng
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Buôn Ma Thuột
- Đại học dân lập Duy Tân.
Các trường đại học ở miền Nam
- Trường đại học y dược Cần Thơ
- Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Trường đại học quốc tế Hồng Bàng
- Trường đại học Nguyễn Tất Thành
- Khoa y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Các trường hệ cao đẳng
- Cao đẳng y tế Hà Nội
- Cao đẳng y tế Cần Thơ
- Cao đẳng y tế Thái Bình
- Cao đẳng y tế Huế
- Cao đẳng y tế Bình Dương
- Cao đẳng y tế Thái Nguyên.
Xem thêm: Ngành da liễu học trường nào? học mấy năm?
Ngành bác sĩ cần phải học bao lâu?
Sinh viên theo học chuyên bác sĩ thì mất 5 đến 6 năm mới hoàn thành xong chương trình đào tạo. Đồng thời, nếu muốn trở thành bác sĩ chuyên về một khoa nào đó để điều trị bệnh thì sinh viên phải theo học từ 2 đến 3 năm nữa mới hoàn thành xong chương trình và có chứng chỉ hành nghề. Trong giai đoạn này, muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì trở thành thứ yếu. Vì bạn cần hoàn thành các môn chuyên ngành, độ phức tạp cao, kỹ năng nghề cũng phải vững.
Điều kiện học văn bằng 2 ngành bác sĩ:
- Sinh viên đã theo học văn bằng 1 đại học chính quy với các ngành như công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, sinh học…
- Đối với một số ngành bác sĩ muốn học văn bằng 2 bác sĩ đa khoa gồm có bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y tế sự phòng, bác sĩ y học cổ truyền.
Lương của bác sĩ hiện nay là bao nhiêu ?
Theo như mức lương của bác sĩ hiện nay mới ra trường dao động trong khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng /tháng. Nếu có kinh nghiệm và thâm niên lâu năm trong nghề thì mức lương sẽ hơn 9 triệu/ tháng.
Nếu bạn làm việc tại các cơ sở tư nhân, doanh nghiệp thì mức lương sẽ cao hơn dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu/tháng. Ngoài ra, với công việc này bạn có thể làm thêm hoặc mở một phòng khám riêng cho mình.
Học giỏi các môn tự nhiên sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì. Để chuẩn bị hành trang thi vào ngành y thì bạn cần phải cố gắng rất nhiều. Bởi tỷ lệ cạnh tranh khối ngành này rất lớn. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình được ngành học phù hợp để trở thành một bác sĩ trong tương lai.
Xem thêm: Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ học ngành gì? Thời gian học trong bao lâu?