Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái. Các loài thuộc giống này có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Indonexia, Philipine, bán đảo Đông Dương; Ấn độ và Châu Úc.
Lan Hồ điệp có tên khoa học Phalaenopsis Blullle, 1825. Họ phụ Vandoideae. Tông Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, Grec Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”. Giống Hồ điệp rừng tự nhiên có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái. Các loài thuộc giống này có nguồn gốc xuất xứ ở các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Indonexia, Philipine, bán đảo Đông Dương; Ấn độ và Châu Úc. Hồ điệp là lan đơn thân, thân ngắn, lá dày, mọc sát vào nhau. Phát hoa mọc từ nách lá, dài, đơn hay phân nhánh. Lá đài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài. Trụ hình bán nguyệt, thẳng hay hơi cong. Hoa có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím và có loài có sự phối màu tự nhiên như có đốm hay sọc… Thời kỳ nở hoa thay đổi theo loài, hoa lâu tàn khoảng 2-4 tuần. Đây là loại lan có biên độ ánh sáng biến thiên khá rộng khoảng 5.000-15.000 lm/m2, ánh sáng hữu hiệu khoảng 30%; Nhiệt độ thích hợp cho việc nuôi trồng là từ 20°C- 27°C; Độ ẩm lý tưởng: 60-70%; Sự thông gió rất cần thiết và chậu trồng phải thật thoáng. Hồ điệp rừng tự nhiên Việt Nam có 6 loài được biết là: 1- Phaenopsis mannii Rchob. f 2- Phalaeopsis gibbosa Sweet 3- Phalaenopsis lobbii Rchob. f 4- Phalaenopsis fuscata Rchob. f 5- Phalaenopsis cornu-cervi. 6- Phalaenopsis braceana (Hook. f), Christenson Các loài này đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc đẹp, cấu trúc kỳ diệu, rất dễ thương và có hương thơm nên hấp dẫn đối với giới sưu tầm lan rừng nguyên thủy. Đây cũng là nguồn gen quý để phát triển công nghệ lai tạo hoa lan Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các loài này không thấy trồng phổ biến và tên Việt cũng không được quan tâm, chỉ biết cây Phaenopsis mannii Rchob. f gọi là Hồ Điệp Hổ Vằn. Đã đến lúc cũng cần phải sưu tập lại để bảo tồn nguồn gen cũng như tính đa dạng sinh học cho thế giới lan rừng.
1- Phaenopsis mannii Rchob. f
2- Phalaeopsis gibbosa Sweet
Nhiều tài liệu cho rằng, đây là loài đặc hữu quý hiếm của Việt Nam nhưng theo một số nhà chuyên môn, loài này cũng được tìm thấy ở Laos. Cây Phalaenopsis maliponsis do Chen SingChi, Liu ZhongJian, Ru ZhengZhong tìm ra năm 2005 tại Vân Nam, TQ về cơ bản có hoa giống Phalaenopsis gibbosa có ở VN nhưng khác phần môi về bố trí màu và có một cái cục u ở môi.
3- Phalaenopsis lobbii Rchob. f
4- Phalaenopsis fuscata Rchob. f
5- Phalaenopsis cornu-cervi.
6- Phalaenopsis braceana (Hook.f), Christenson
(Ghi chú: Bài viết mượn hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu để dễ nhận dạng và phân loại trong việc Sưu tập)