Thâm mép miệng là tình trạng mà phần viền của môi bị tối và xỉn màu hơn so với vùng da xung quanh. Sự khác biệt này dễ dàng nhận thấy khiến cho tổng thể khuôn mặt trở nên kém sắc, thiếu hài hòa. Phần lớn các trường hợp mép miệng bị thâm không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời vẫn rất cần thiết để cải thiện tính thẩm mỹ của đôi môi.
Mép miệng bị xỉn màu có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, giới tính. Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những yếu tố tác động phổ biến nhất dẫn tới thâm sạm ở mép miệng.
Thuốc lá chứa rất nhiều hợp chất gây hại tới sức khỏe. Trong đó có Nicotine vừa là chất gây nghiện, vừa làm cho răng ố vàng và vùng da xung quanh miệng bị thâm đen. Nicotine khiến các mạch máu co lại, giảm lượng oxy lưu thông dẫn tới da bị chuyển màu. Chất Nicotine cũng làm tăng quá trình lão hóa da, làm mất nước từ da khiến cho môi bị khô và thâm xỉn.
Thành phần của son môi có thể chứa chì, kim loại nặng và các chất tạo màu. Theo nghiên cứu của chuyên gia, nồng độ chì hoặc kim loại nặng trong son môi phù hợp là dưới 10ppm. Nếu vượt quá mức an toàn này, son môi đó sẽ môi và viền môi nhợt nhạt hoặc thâm sạm. Một số thành phần gây kích ứng trong son môi kém chất lượng cũng có thể làm thâm mép môi.
Mép miệng bị thâm có thể do thường xuyên điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong thuốc kháng sinh chứa thành phần Tetracyclin và Aspirin là những chất dễ làm thay đổi cường độ hoạt động của nội tiết. Chúng thúc đẩy tăng sản xuất melanin khiến da trở nên thâm sạm hơn, trong đó có da ở mép miệng.
Ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất chứa tới 10% là tia UV (tia cực tím). Làn da bị tác động mạnh nhất khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể phá huỷ cấu trúc elastin và collagen trong da, làm tăng sinh sắc tố melanin. Thường xuyên tiếp xúc với tia UV có nguy cơ khiến da bị nám, tàn nhang, thâm sạm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thâm mép miệng.
Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn mang thai, sau khi sinh hoặc tiền mãn kinh có thể khiến phụ nữ bị thâm đen ở một số vùng da. Thường gặp nhất là thâm da ở nách, cổ, đùi. Ngoài ra còn có thể bị thâm đen ở viền môi. Nguyên nhân do nội tiết tố thay đổi sẽ kích thích melanin gia tăng và khiến da tối màu hơn. Qua giai đoạn mang thai và sinh con, tình trạng thâm mép môi có thể được cải thiện.
Đây là nguyên nhân gây thâm mép môi mà ít người biết đến. Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Yale (Mỹ), vitamin D có mối quan hệ mật thiết với làn da. Thiếu hụt vitamin D không chỉ gây mụn trứng cá mà còn ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát sắc tố melanin.
Nghiên cứu cho thấy những người thiếu hụt vitamin D có hàm lượng melanin cao hơn hẳn. Tăng sinh melanin gây sạm da, trong đó có da ở viền môi.
Thâm mép môi cũng có thể do di truyền từ bố mẹ, ông bà hoặc do ảnh hưởng của bệnh lý như: Addison, bệnh gan. Một số trường hợp bị tổn thương da do mụn, dị ứng, kích ứng với hóa chất cũng có thể làm thâm viền môi.
Thâm viền môi có thể điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên hoặc sản phẩm chăm sóc da. Bạn tham khảo một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng thâm đen ở viền môi nhé!
Có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, dễ mua để bạn chăm sóc cho đôi môi và cải thiện tình trạng thâm viền môi. Một số loại nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng 3 lần/tuần cho đôi môi đó là:
Trong ngành dược mỹ phẩm có rất nhiều sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ phục hồi màu sắc tươi sáng của môi. Bạn có thể sử dụng serum trị thâm môi hoặc các loại son dưỡng môi trị thâm, kem trị thâm.
Ưu điểm của các sản phẩm này là dễ sử dụng hơn nguyên liệu tự nhiên, hiệu quả cải thiện màu môi cũng nhanh hơn. Một số sản phẩm bạn nên tham khảo là: Serum trị thâm môi Narguerite, serum Diamond Skin, son dưỡng môi Fixderma Lip Balm…
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, bạn có thể đến spa để chữa thâm viền môi bằng các phương pháp Laser, Mint Lips, True Lip. Lưu ý các phương pháp này có chi phí cao hơn so với việc bạn dùng nguyên liệu tự nhiên, mỹ phẩm trị thâm môi. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm hồng viền môi bằng công nghệ phun xăm thẩm mỹ đang rất thịnh hành hiện nay.
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đôi môi để tránh bị thâm viền môi:
Mép miệng bị thâm là vấn đề thường gặp và không khó để điều trị. Tùy vào nguyên nhân, mức độ thâm viền môi mà cách điều trị sẽ khác nhau. Mong rằng bạn sẽ tìm được phương pháp trị thâm viền miệng phù hợp và hiệu quả.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/cach-tri-tham-mep-moi-a32926.html