Nhà gỗ cổ miền Bắc là niềm tự hào của người Việt, khi mang trong mình những tinh hoa, văn hóa đặc sắc của dân tộc. Căn nhà gợi lên trong mỗi người con Việt rất nhiều kỷ niệm, là chốn bình yên nhiều người ao ước tìm về. Vậy có những điểm gì khiến cho mẫu nhà này được mọi người thích thú nhiều đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi thông qua top các mẫu nhà cổ miền Bắc được ưa chuộng và làm nhiều hiện nay.
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
Nói đến kiến trúc nhà ở này, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những đặc trưng riêng biệt, không thể lẫn với các kiến trúc nhà ở khác như:
Những căn nhà gỗ cổ miền Bắc có một vẻ đẹp rất tinh tế. Nếu như sơ qua bên ngoài ta thấy được sự giản dị, thô mộc. Và nếu như bước lại gần hơn những căn nhà cổ ta thấy được sự chau chuốt của khối công trình trên từng cấu kiện. Có lẽ vì điểm này mà mẫu nhà cổ lại được ưa chuộng nhiều đến vậy. Điển hình như các kiểu nhà như:
Gọi là biệt phủ nhà gỗ sân vườn vì công trình này làm trên một diện tích rất rộng rãi và tách biệt với các công trình nhà ở thông thường khác. Với tình yêu với các giá trị xưa cũ, gia chủ đã quyết định dành toàn bộ hơn 1.000m2 đất làm thành quần thể nhà cổ 5 gian.
Biệt phủ bao gồm 2 công trình nhà gỗ cổ truyền làm theo kỹ thuật nhà kẻ truyền 5 gian, tiền kẻ hậu bẩy, vì đốc chồng rường, vách thuận đố lụa. Căn nhà chính làm 6 vì thông nhau là một không gian rộng dành riêng cho việc thờ tự và tiếp khách đến chơi. Nội thất nhà sang trọng, sơn son thếp vàng và đục chạm tỉ mỉ tôn lên sự bề thế của gia đình.
>Xem chi tiết: Biệt phủ nhà gỗ cổ miền bắc 5 gian sân vườn
Đây là kiểu nhà có lẽ rất phổ biến trong những năm gần đây về vẻ đẹp độc lạ khi có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại. Những ngôi nhà gỗ cổ miền Bắc được làm theo kiểu 3 gian hoặc 5 gian sẽ đặt ngay ngắn trong khu đất ở. Cạnh nhà gỗ sẽ là các công trình nhà ở hiện đại như: nhà mái Thái, biệt thự, nhà cao tầng…
Hai nét kiến trúc đan cài vào nhau tạo nên giá trị thẩm mỹ cho khối công trình. Ngoài ra, nó còn tạo nhiều công năng sống cho gia chủ. Nhà gỗ thường là nơi tiếp khách, thờ tự trang nghiêm. Còn căn nhà hiện đại lại là nơi ăn uống, ngủ nghỉ ấm cúng và riêng biệt của gia đình.
>Xem thêm: Chi tiết nhà gỗ 3 gian có cột đồng trụ bên cạnh biệt phủ
Nhà gỗ cổ miền Bắc với hai cột đồng trụ trước sân vốn là hình ảnh vô cùng quen thuộc. Kiểu nhà này còn có rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Bởi cột đồng trụ được coi là vật trấn phong thủy giữ cho không gian nhà ở không bị quấy nhiễu bởi tà mà, khí xấu, đem lại sự bình an trong gia đình.
Cột đồng trụ cũng là một công trình cổ xưa, khi kết hợp với nếp nhà truyền thống Bắc Bộ tạo nên một cảnh tượng hết sức bình yên, êm đềm chạm đến những miền ký ức sâu thẳm trong quá khứ. Chính vì vậy, rất nhiều gia đình đã lựa chọn kiểu nhà này để cảm nhận nguyên vẹn hồn xưa, lối cũ.
>Xem thêm: Chi tiết mẫu nhà gỗ 5 gian có hai cột đồng trụ có hậu cung
Tường rào đá ong với sắc nâu đặc trưng bao quanh căn nhà gỗ cổ miền Bắc là một hình đẹp, gợi nhớ về tuổi thơ. Sắc nâu vàng của hàng tường rào, hòa cùng với sắc nâu đỏ của căn nhà gỗ đem đến sự đồng điệu và cảm giác cổ điển cho khối công trình.
Không chỉ vậy, tường rào đá ong còn rất vững chãi tạo sự kiên cố và bảo vệ cho căn nhà gỗ phía bên trong. Mẫu tường rào này rất được nhiều gia chủ lựa chọn cho các công trình cổ bởi có nét tương đồng và rất hài hòa với ngôi nhà gỗ truyền thống.
Kiến trúc 4 mái thoải mà ta nhìn thấy trong các công trình nhà ở hiện nay có nguồn gốc từ kiểu mái khu đĩ truyền thống với đầu mái đao cong. Các công trình nhà gỗ cổ miền Bắc được làm với kiểu mái này đem lại cảm giác rất cổ điển và sang trọng
Để làm được kiểu nhà này, đòi hỏi người thợ phải có chuyên môn cao. Đặc biệt là am hiểu sâu sắc về các kiến trúc cổ truyền. Chính vì kỹ thuật khó nên các công trình nhà 4 mái ít phổ biến hơn các công trình nhà gỗ cổ miền Bắc 2 mái dốc.
>Xem thêm: Chi tiết mẫu nhà gỗ cổ truyền 5 gian 4 mái
Kiểu nhà gỗ cổ miền Bắc nằm trên tầng 2 nhà hiện đại đang là xu hướng kiến trúc đực nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Bởi nó phù hợp với thực tiễn khi quỹ đất ngày càng thu hẹp lại, muốn làm nhiều công trình nhà ở hơn thì phải làm nhà tầng. Ngoài ra nó còn tạo cho không gian sự mới lạ khi có cả 2 kiến trúc nhà ở kết hợp trong cùng 1 khối công trình.
Nhà gỗ trên tầng 2 thường dùng làm nơi thờ tự gia tiên. Còn khối nhà hiện đại phía dưới là nơi sinh hoạt của gia đình. Việc tách biệt này có nhiều các hợp lý khi giữ cho không gian thờ tự được thanh tịnh, linh thiêng và tránh ảnh hưởng bởi sinh hoạt của con người.
Kiểu nhà gỗ cổ miền Bắc tứ thủy quy đường là một ngôi nhà có tính phong thủy rất cao. Kết cấu của nhà sẽ bao gồm 1 khối nhà gỗ cổ truyền nằm ngang, hai bên là hai công trình nhà ở khác áp sát vào chái nhà gỗ tạo thành hình chữ U.
Gian nhà chính giữa là nơi tiếp đón khách và thờ tự gia tiên. Hai dãy nhà hai bên là khu vực bếp ăn và phòng ngủ của gia đình. Chính kết cấu độc đáo và thấm đẫm tinh hoa văn hóa cổ mà mẫu nhà này rất được nhiều gia đình ưa chuộng.
Nếu như quý vị cũng yêu mến các ngôi nhà gỗ cổ miền Bắc và muốn sở hữu một căn nhà của riêng mình thì hãy tham khảo các khoản chi phí sau khi thi công nhà:
Khi đã tham quan những mẫu nhà gỗ cổ miền Bắc mà được nhiều gia chủ ưa chuộng và thi công. Và khi chiêm ngưỡng các công trình này, chắc có lẽ quý vị đã hiểu hơn vì lý do gì mà nhiều người lại yêu và làm nhiều những căn nhà như vậy. Quý vị quan tâm về những ngôi nhà gỗ và đang có ý định làm nhà, muốn tìm hiểu kỹ hơn, xin liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những dự án nhà gỗ cổ truyền đẹp
>Tham khảo Nhà gỗ Phúc Lộc
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/nha-co-dep-nhat-mien-bac-a33187.html