Thoát vị đĩa đệm

Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm, rách hoặc nứt gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau cột sống.

Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

> Tham khảo ngay bài viết: Nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

các giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm.

2. Nguyên nhân đĩa đệm bị thoái hóa và thoát vị

2.1. Một số nguyên nhân chủ yếu

Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 - 50.

2.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.

Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.

Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 - 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

thoát vị đĩa đệm gây đau lưng
Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường khởi phát sau một thời gian dài đau lưng âm ỉ hoặc khởi phát đột ngột sau khi cúi người sai tư thế để làm việc nặng.

3. Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng sau:

4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua.

Trường hợp khác, khi thoát vị, nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm. Tùy vào vị trí thoát vị sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ xương liên quan và dẫn đến các triệu chứng đặc trưng.

4.1. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tìm hiểu thêm về tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng qua video chia sẻ của Bác sĩ Wade Brackenbury: XEM TẠI ĐÂY.

4.2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

> Xem thêm: Vì sao người bệnh nên sớm chữa đau bắp tay?

5. Biến chứng nguy hiểm khi thoái hóa đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

thoát vị đĩa đệm nặng có thể khiến người bệnh bại liệt, tàn phế
Những cơn đau do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm diễn biến nặng có thể khiến người bệnh yếu liệt, không kiểm soát được khả năng tiêu tiểu.

6. Biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng nào đã tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu của một người bệnh.

6.1. Chẩn đoán lâm sàng

Giai đoạn đau cấp

Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.

Giai đoạn chèn ép rễ

Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Vào lúc này, vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…

6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X-quang: giúp xác định vị trí thoát vị và phát hiện những tổn thương khác của cột sống.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất, giúp xác định vị trí, hình thái, số tần thoát vị.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác, dành cho người nghi ngờ mắc bệnh nhưng không thể chụp MRI.

7. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị khỏi hay không sẽ còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như:

Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Mặc dù các triệu chứng đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận do hội chứng đĩa đệm gây ra có thể khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật.

Sự kiên trì của bệnh nhân: Do đĩa đệm bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài, vì thế để thu được kết quả tích cực như mong muốn, người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng.

chữa thoát vị đĩa đệm
Bệnh có thể được chữa khỏi nếu người bệnh đến thăm khám kịp thời và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

8. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm, theo đó mỗi phương pháp đều có điểm nổi bật và hạn chế riêng. Cùng bác sĩ ACC tìm hiểu cụ thể nhé!

8.1. Thực hiện các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm

Một số bài tập phù hợp rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập vừa phải giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.

Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nói chung nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tuyệt đối tránh những bộ môn như: tập gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm, vận động mạnh hoặc chạy nhảy lên xuống.

Xem ngay các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm tại nhà:

8.2. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tân dược

Một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến dựa theo triệu chứng lâm sàng là nhiều người thường dùng thuốc Tân dược (thường được gọi là thuốc Tây).

Tùy vào mức độ tổn thương của từng người, để cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng căng cứng cơ khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận.

8.3. Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống

Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tiêm thuốc vào khoang ngoài màng cứng (nơi chứa các rễ thần kinh chạy từ tủy sống) với mục đích giảm đau, chống viêm nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tác động đến các dây thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ các protein gây sưng, nhưng không làm cho đĩa đệm bị thoát vị trở về bình thường. Vì vậy nó không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc.

Điều cần lưu ý tương tự như các thủ thuật khác, tiêm ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ (như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt) và rủi ro tiềm ẩn (như nhiễm trùng, thủng màng cứng, tổn thương thần kinh hoặc biến chứng liên quan thuốc gây tê).

8.4. Áp dụng bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đĩa đệm

Các bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các dược liệu tự nhiên nên nhiều người đánh giá là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, bởi nếu tự ý sử dụng có thể “rước họa vào thân”.

Không ít người vì nghe quảng cáo về các bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, có thể chữa trị dứt điểm các bệnh xương khớp mà bất chấp mua về uống. Hậu quả là phải nhập viện điều trị vì men gan tăng, vàng da, vàng mắt, suy đa tạng kèm theo suy thận, thậm chí có trường hợp suýt ngừng tim.

8.5. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức và kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu thì tình trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.

Một số trường hợp sau đây bệnh nhân nên được can thiệp phẫu thuật:

8.6. Châm cứu giảm đau do đĩa đệm bị thoát vị

Theo Y học Trung Hoa, châm cứu là phương pháp dùng một cây kim rất nhỏ và mỏng đi qua da, tác động đến huyệt đạo giúp khai thông dòng chảy của khí đang bị tắc nghẽn, từ đó cơ thể sẽ tự phục hồi và cân bằng. Còn dưới góc độ khoa học, châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin - một loại hormone giúp giảm đau. Vậy trong trường hợp cơn đau gây khó chịu, người bệnh áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu.

Thế nhưng cần lưu ý, châm cứu chỉ có tác dụng xoa dịu triệu chứng, chứ không thể chấm dứt sự sai lệch trong cấu trúc đốt sống và đĩa đệm, vấn đề chèn ép dây thần kinh vẫn tồn tại, tức là tình trạng bệnh vẫn có thể tái phát.

8.7. Trị liệu thần kinh cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.

Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc. Đây cũng được đánh giá là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả.

8.8. Vật lý trị liệu

Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến giúp người bệnh cải thiện cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra rất hiệu quả. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động, ACC tự hào chữa trị thành công các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính với phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất: thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, chứng bàn chân bẹt.

Tại ACC, việc kết hợp phương pháp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh - tác nhân gây ra các cơn đau. Cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại (máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave) và liệu trình Pneumex PneuBack tiên tiến, tiến độ chữa trị được đẩy nhanh tối đa, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục khả năng vận động, lấy lại niềm vui cuộc sống.

chữa thoát vị đĩa đệm
Liệu trình Pneumex PneuBack điều trị thoát vị đĩa đệm lưng hiệu quả được thực hiện bởi bác sĩ Wade Brackenbury.

9. Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong giai đoạn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

Hạn chế nằm nhiều: Nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày trên giường thường sẽ giúp giảm cảm giác đau lưng và chân. Tuy nhiên, các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm linh hoạt do nằm nhiều là rất cao. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng kết hợp bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh thời gian phục hồi.

Lựa chọn đệm phù hợp: Các loại đệm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo, có chiều dày và độ cứng vừa phải là lựa chọn thích hợp cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Góp phần giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, không bị đau nhức khi ngủ.

Không nên ngồi xổm: Tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, khó chữa khỏi do động tác ngồi xổm. Bởi khi thực hiện tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm.

Chú ý tư thế nằm: Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế nằm vừa tác động đến tình trạng cột sống vừa liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ được đảm bảo chất lượng sẽ giúp duy trì sức khỏe tổng thể tốt hơn. Một số tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến nghị là: Nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân, nằm ngửa và kê gối dưới chân.

Tránh các môn thể thao có động tác vặn người: Các động tác vặn người khi chơi golf, đánh cầu lông, tennis sẽ khiến đĩa đệm nhanh chóng bị thoát vị hơn bình thường. Bởi động tác vặn không chỉ gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm mà còn làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn dữ dội.

Cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt: Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc duy trì tư thế đứng và đi lại đúng cách. Trường hợp khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần thận trọng chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột có thể gây tổn thương cơ lưng.

tư thế nằm ngủ tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Chú ý tư thế nằm khi ngủ.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 5 cách giảm đau xương khớp không sử dụng thuốc cực kỳ hiệu quả

10. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và bảo vệ cột sống khi còn trẻ

Thoát vị đĩa đệm nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài thì rất khó có thể trở lại trạng thái như ban đầu, thậm chí là nguy cơ khiến người bệnh tàn phế là rất cao. Vì vậy, mỗi người cần biết lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp để giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Cùng bác sĩ Wade Brackenbury - Giám đốc Phòng khám ACC - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tìm hiểu thêm về thoát vị đĩa đệm:

Nguồn tham khảo:

Treatments for herniated disk. https://www.webmd.com/pain-management/treatments-for-herniated-disk

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/thuoc-chua-thoat-vi-dia-dem-tot-nhat-hien-nay-a34106.html