Rận mèo có thể coi là nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là đối với những ai có sở thích nuôi thú cưng trong nhà. Rận mèo hay rận chó khi xuất hiện sẽ làm vật nuôi cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và gây các bệnh ngoài da như nổi mụn nước, chảy máu, lở loét… Băn khoăn lớn nhất của người nuôi thú cưng chính là rận mèo có lây sang người không và cách trị bọ chét mèo trong nhà như thế nào cho hiệu quả?
Rận mèo thường sống lẫn trong lớp lông của mèo và sống ký sinh trên cơ thể mèo. Rận mèo tồn tại nhờ việc cắn và hút máu trên da mèo. Rận không tự nhiên sinh ra ở cơ thể mèo mà là do môi trường sống của mèo không được vệ sinh; hoặc mèo nhà bạn bị lây từ những con mèo khác đang có rận… Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định rằng rận mèo chỉ lây cho mèo chứ không lây sang cho các loài khác.
Nếu như bạn thấy mèo gãi và liếm liên tục vào da thì rất có thể chúng đã bị nhiễm rận. Khi đó, bạn cần tìm kiếm những cách trị rận mèo càng sớm càng tốt để giúp mèo khỏe mạnh và ngăn chặn các bệnh liên quan như nhiễm trùng, ghẻ, nấm hoặc giun sán… Sau đây là 6 cách trị rận mèo hiệu quả để bạn tham khảo nhé:
Xịt khử trùng trong nhà là một cách diệt bọ chét trên người mèo khá hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Bạn có thể sử dụng thuốc xịt khử trùng xịt trực tiếp lên da của mèo để tiêu diệt cũng như ngăn chặn các mầm bệnh truyền nhiễm, các ấu trùng ký sinh… Có một điều nên lưu ý là tránh xịt vào mắt, tai hoặc mũi của mèo dễ gây ngộ độc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phun diệt bọ chét trong nhà và quanh khu vực sống của mèo để nâng cao hiệu quả diệt rận mèo trong chăn gối, đồng thời cũng giúp giảm khả năng tái nhiễm rận cho mèo của bạn.
Một trong những cách đơn giản trị rận mèo hiệu quả chính là sử dụng nước cốt chanh - thứ nguyên liệu có giá thành rẻ và dễ mua, dễ thực hiện tại nhà. Sau khi tắm cho mèo xong, bạn hòa nước cốt chanh với một cốc nước lọc và cho vào bình xịt, xịt đều lên cơ thể mèo rồi xoa đều. Nước chanh có tác dụng khá hiệu quả trong việc diệt khuẩn, vừa giúp tiêu diệt rận một cách nhanh chóng lại vừa an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.
Câu hỏi được thắc mắc khá nhiều chỉ sau câu hỏi “Bọ chét mèo có lây sang người không?” chính là với những vùng da đã bị tổn thương thì phải làm sao? Bạn chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu bạc hà trộn với 1ml dầu dừa rồi sử dụng tăm bông chấm vào vùng da này. Hoặc bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với nước lọc, cho vào bình xịt rồi xịt lên lông mèo cũng giúp đuổi rận hiệu quả, làm sạch bề mặt lông và da mà không gây hại cho mèo.
Đây là loại thuốc chuyên dùng để trị rận mèo, sử dụng bằng cách nhỏ vào sau gáy. Loại thuốc này được bày bán khá rộng rãi và được nhiều người lựa chọn bởi có độ an toàn cao, mèo không thể liếm được phía sau gáy của mình. Hiệu quả của loại thuốc đặc trị rận khá cao, thông thường chỉ từ 3 đến 5 ngày sau khi nhỏ thuốc thì rận sẽ rụng dần và hết hoàn toàn.
Cách trị bọ chét cho mèo sử dụng sữa tắm để trị rận hoặc bọ chét khá đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Bạn chỉ cần hòa sữa tắm vào một chậu nước ấm, sử dụng miếng bọt biển để tạo bọt và xoa đều khắp cơ thể của mèo từ cổ trở xuống. Bạn cũng nên tránh phần đầu mèo cũng như không dính sữa tắm vào tay mình để đảm bảo an toàn.
Để giúp hiệu quả trị rận nhanh hơn, bạn hãy để sữa tắm ít nhất 1 phút trên cơ thể mèo và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Trên thị trường hiện nay bán loại vòng cổ trị bọ chét cho mèo khá hiệu quả và an toàn. Loại vòng cổ này thường được làm bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên, dùng để đeo trực tiếp lên cổ mèo sẽ có thể tiêu diệt rận cũng như các loại ký sinh trùng trên cơ thể mèo. Tuy nhiên cách diệt rận này thường được sử dụng để phòng rận, đồng thời khi mua vòng bạn cần chú ý kích cỡ của vòng để không quá lỏng hoặc quá chật so với cổ mèo.
Rận mèo có tập tính luôn sống ký sinh trên thân của mèo và cả ở những loài động vật có lớp lông dày. Chúng tồn tại và sinh sản bằng cách ký sinh trên ký chủ và sử dụng chính máu của ký chủ làm nguồn thức ăn. Chính vì vậy, khi mèo không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ hoặc sống trong điều kiện môi trường không tốt thì rận sẽ xuất hiện ở khắp cơ thể từ đầu, tai, mặt, mũi, lưng, bụng…
Khi bị rận mèo cắn hoặc hút máu, mèo của bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu do trứng rận mèo, lông có thể rụng từng mảng và luôn gãi, liếm vào vết bị cắn. Khi đó, nếu bạn vạch lông mèo lên sẽ thấy những con vật nhỏ đang di chuyển thì đây chính là lúc mèo của bạn đã bị nhiễm rận.
Bên cạnh đó, khi bị nhiễm rận hoặc da có trứng rận mèo với tình trạng nặng đồng nghĩa với việc lượng máu mèo mất đi hàng ngày ngày càng lớn sẽ gây ra tình trạng còi xương, thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng. Khi mèo của bạn kén ăn, gầy còm hay sụt cân thì bạn cần tìm cách trị rận mèo ngay lập tức để tránh nguy cơ mèo yếu dần, mất đề kháng có thể dẫn đến tử vong.
Rận mèo có lây sang người không vẫn là băn khoăn mà nhiều người nuôi mèo luôn trăn trở. Có thể nói rằng trong quá trình tiếp xúc với mèo, rận vẫn có khả năng di chuyển sang da người và cắn gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc thậm chí là lở loét. Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì loài vi sinh vật này chỉ ký sinh ở bề mặt lông dày, ấm áp; da người khá ít lông nên rận không thể ký sinh và sinh sản được.
Khi mèo bị rận ở tai, bạn cần sử dụng thuốc đặc trị nhỏ vào tai mỗi ngày một lần trong thời gian từ 10 - 30 ngày tùy tình trạng rận nặng hay nhẹ cũng như tùy vào loại thuốc mà bạn sử dụng. Khi tình trạng nhiễm rận ở mèo đã quá nặng mà bạn không thể xử lý, hãy nhanh chóng đưa chúng tới các cơ sở thú y để được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi nhớ các hướng dẫn và lưu ý của bác sĩ thú y để chăm sóc mèo khỏe mạnh, an toàn.
Vậy là trong bài viết hôm nay, Vệ Sinh Nhà 247 đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “Rận mèo có lây sang người không?” cũng như các cách trị rận mèo hiệu quả tại nhà. Việc phòng ngừa và điều trị rận ở mèo rất quan trọng, cần được làm chặt chẽ để tránh tình trạng tái phát. Hi vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn và chúc thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh nhé.
Ngày cập nhật: 10/13/2023
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/ran-meo-lay-sang-nguoi-a34316.html