Từ xa xưa, đình làng được biết đến là công trình trong tổng thể kiến trúc làng Việt Nam. Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, là người thành lập làng hay có công với làng. Có thể nói rằng, đây chính là một trong những truyền thống tín ngưỡng đẹp của dân tộc, tượng trưng cho ý nghĩa “Uống nước nhờ nguồn”, được gìn giữ và phát triển đến ngày nay.
Mỗi địa phương sẽ có thời gian tổ chức lễ hội đình làng riêng. Người dân địa phương chuẩn bị lễ vật và văn khấn đình làng (Văn khấn Thành Hoàng) để bày tỏ lòng thành, cầu nguyện sự bình an.
Nhìn chung, các lễ hội trên địa bàn tỉnh gắn liền với các di tích lịch sử. Vì vậy, lễ hội không chỉ là dịp để tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính cộng đồng, tưởng nhớ những người “khai cơ lập ấp”.
Lễ hội đình làng nhắc nhở mọi người luôn tự hào về một quá khứ hào hùng của cha ông ta, vang vọng những hồi quang oanh liệt, chiến đấu bảo về xóm làng, đất nước.
Các lễ hội đình làng thường được diễn ra vào dịp xuân, đầu năm mới. Lễ hội đình làng gắn liền với tục thờ cúng vị Thành Hoàng nên được mọi người chú trọng. Ngoài ra, thông qua các lễ hội, việc kêu gọi xã hội hóa và trùng tu các di tích, các di sản văn hóa cũng được đầu tư quan tâm hơn.
Theo như dịch vụ đồ cúng Bình Dương tìm hiểu, tùy vào văn hóa vùng miền, việc chuẩn vị lễ vật cho lễ cúng đình làng ít nhiều sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn phải có những lễ vật sau: gà, lợn, chả, giò,… được chuẩn bị cẩn thận, nấu chín,… Điều quan trọng nhất là bày tỏ được lòng thành của mình.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là: …………
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm TÂN SỬU
Hương tử con đến nơi …………….
Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên
đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay
ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
KẾT LUẬN:
Dịch vụ Đồ Cúng Bình Dương hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về văn khấn đình làng (văn khấn Thành Hoàng) một cách chi tiết nhất. Tùy vào văn hóa vùng miền và điều kiện kinh tế gia đình, quý gia chủ chuẩn bị lễ vật cho phù hợp. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
Mọi thông tin chi tiết, quý bạn đọc có thể gọi về số hotline 1900.3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>>>> Xem thêm chi tiết: Văn Khấn Nhà Thờ Họ
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/bai-khan-o-dinh-lang-a34437.html