Entrepreneurship được dịch ra Tiếng Việt là “tinh thần khởi nghiệp” tuy nhiên cách dịch này vẫn chưa bao hàm đầy đủ được ý nghĩa của từ này. Vậy Entrepreneurship là gì? Entrepreneurship và Startup khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Entrepreneurship nếu được hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là “tinh thần khởi nghiệp” hoặc cũng có thể hiểu rộng ra là “tinh thần làm chủ”.
Tinh thần khởi nghiệp là khả năng và sự sẵn sàng để phát triển, tổ chức và điều hành một doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời sẵn sàng chấp nhận và vượt qua những rủi ro nhằm tạo ra lợi nhuận. Ví dụ nổi bật nhất về tinh thần kinh doanh là bắt đầu các doanh nghiệp mới.
Theo giáo sư Howard Stevenson của trường Harvard Business: “Tinh thần khởi nghiệp là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt qua các nguồn lực bị kiểm soát”.
Vào thế kỉ XVII, khái niệm Entrepreneurship lần đầu tiên được ra đời, thuật ngữ này vẫn được phát triển và sử dụng thường xuyên đến ngày nay. Nhiều người tin rằng thuật ngữ Entrepreneurship không đơn thuần là khởi nghiệp mà còn bao trùm rất nhiều ý nghĩa khác nhau.
Entrepreneur và Startup thường bị nhiều người đánh đồng và cho rằng ý nghĩa của hai từ này là hoàn toàn giống nhau. Nếu tìm hiểu kỹ, Entrepreneur thường mang phạm trù lớn hơn so với Startup. Những đối tượng Startup có thể là Entrepreneur nhưng ngược lại thì không. Bởi Entrepreneur đôi khi bao gồm cả những doanh nghiệp kinh doanh nhỏ - Small business.
Chủ tịch HĐQT FPT - Trương Gia Bình từng giải thích về sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ này: “Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập Nghiệp. Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp rất lớn. Còn nói đến Startup phải đề cập đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói điều thế giới chưa từng làm”.
Người lập nghiệp - Entrepreneur thông thường sẽ khởi nghiệp với những mô hình ít có sự đổi mới và tỷ lệ rủi ro thấp hơn, thay vào đó là khả năng sinh lời ngay lập tức. Trái lại, các doanh nghiệp của Entrepreneur có khả năng mở rộng tương đối thấp. Mặc dù vậy, lập nghiệp vẫn có thể tạo nên nhiều công ty tầm cỡ.
Startup sáng lập lên những doanh nghiệp mới từ những ý tưởng độc đáo hoặc các vấn đề mà xã hội đang gặp phải. Ý tưởng của những Startup mang tính đột phát, áp dụng những công nghệ mới.
Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Đặc biệt, tỷ lệ rủi ro và thất bại rất cao, phần lớn các startup thất bại trước khi hoàn thiện sản phẩm hoặc dự án. Nhưng đổi lại nếu thành công, khả năng phát triển của những Startup là rất lớn.
Ví dụ như Uber, một trong những Startup khởi nghiệp hàng đầu thế giới tạo ra ứng dụng cung cấp dịch vụ taxi. Mặc dù, công ty này không sở hữu bất kì một chiếc xe nào nhưng lại thành công bằng những sáng tạo đột phá. Hiện tại Uber đã có mặt 58 đất nước thay đổi hoàn toàn “cuộc chơi” về dịch vụ xe taxi.
Còn đối ví dụ của Entrepreneur, tất cả những người mở cửa hàng kinh doanh, tạp hóa hoặc đơn giản chỉ là tiêu thương buôn bán tại chợ cũng được coi là lập nghiệp. Bởi họ hoàn toàn có khả năng quản lý được việc kinh doanh của mình.
Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ không cần quá nhiều nhiều vốn so với nhiều mô hình khác, mang lại rất ít rủi ro về tài chính. Bởi mô hình này, không cần mở rộng thành nhiều chuỗi cửa hàng hay tập đoàn. Một cửa hàng tạp hóa, một quán ăn nhỏ cũng đều là ví dụ về Entrepreneurship.
Số vốn ban đầu thường từ tiền bản thân tự tích góp, hoặc vay bạn bè, người thân trong gia đình thay vì đi kêu gọi vốn từ bên ngoài. Nếu không đủ vốn để chi trả các hoạt động kinh doanh, thì các Entrepreneurship có mô hình kinh doanh nhỏ này sẽ tìm đến các khoản cho vay từ ngân hàng.
Đây là những doanh nghiệp khởi nghiệp từ những ý tưởng độc đáo với tầm nhìn có thể thay đổi hoàn toàn cục bộ của ngành mà họ theo đuổi. Các doanh nghiệp này có các dịch vụ và sản phẩm độc đáo và luôn phát triển, mở rộng quy mô theo thời gian. Chủ yếu các Entrepreneurship là các nhà đầu tư với số vốn lớn để phát triển ý tưởng, tiếp cận nhiều thị trường khác nhau.
Các doanh nghiệp luôn có một vòng đời hữu hạn nếu chỉ kinh doanh duy nhất một sản phẩm và không chịu cải tiến. Điều này càng được thể hiện tương đối rõ trong một thập kỷ vừa qua. Đa phần các doanh nghiệp lớn phải thay đổi các sản phẩm phụ xoay quanh các sản phẩm chính.
Sự thay đổi về khoa học công nghệ, nhu cầu của khách hàng cũng liên tục thay đổi vì thế các doanh nghiệp phải đưa ra đường lối phát triển các sản phẩm mới. Việc đưa ra sản phẩm mới có thể từ chính một bộ phận của doanh nghiệp hoặc đi mua lại doanh nghiệp khác.
Những người khởi nghiệp là những nhân sự của công ty hoặc được tuyển dụng để phát triển các mảng kinh doanh, bộ phận mới.
Mục tiêu khởi nghiệp hướng xã hội là tạo ra các lợi ích cho cộng đồng. Hầu hết mọi sản phẩm và dịch vụ của họ đều tập trung vào việc cải thiện những vấn đề của xã hội. Với loại mô hình khởi nghiệp này, sẽ không bị thúc đẩy bởi lợi nhuận, thâm chí còn là những tổ chức phi lợi nhuận.
Để trở thành Entrepreneur tốt và thành công thì đòi hỏi rất nhiều kỹ năng:
Kỹ năng lập kế hoạch không chỉ là kỹ năng đòi hỏi ở một Entrepreneur, mà gần như là bắt buộc với tất cả các công việc và lĩnh vực. Kỹ năng này là bước đầu tiên của những thành công sau này vì vậy lên kế hoạch rõ ràng và cẩn thận hết là sức quan trọng.
Những bước đầu tiên người khởi nghiệp cần xác định sản phẩm, nguồn hàng, mô hình kinh doanh là online hay offline, nếu là offline thì địa điểm kinh doanh ở đâu để phù hợp…. Việc lập kế hoạch cần phải xác định ngay từ đầu và hết sức tỉ mỉ.
Để ra quyết định tốt trong việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh thì bước nghiên cứu thị trường là hết sức cần thiết đối với Entrepreneurship. Rất nhiều người mắc sai lầm ở bước này, đơn giản họ chỉ bán những bán những thứ mình thích mà không hiểu rõ được như cầu của khách hàng.
Hãy nghiên cứu kỹ càng và khảo sát xung quanh xem thị hiếu của khách hàng đối với dịch vụ hoặc mặt hàng mà mình định kinh doanh. Bởi vì, nếu sản phẩm có tốt thế nào mà không đáp ứng được nhu cầu của khách cũng rất khó đạt được thành công.
Giao tiếp trong kinh doanh rõ ràng là yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành công. Nó không chỉ giúp Entrepreneurship vận hành công ty trơn tru mà còn giúp cho việc trao đổi ý kiến, thông tin với khách hàng trở nên thuận lợi hơn. Nói chung, giao tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với người lãnh đạo ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì cũng không thể đi kỹ năng lắng nghe. 2 kỹ năng luôn gắn liền và bổ trợ cho nhau giúp tạo nên một cuộc trò chuyện thành công. Việc có kỹ năng này giúp các Entrepreneur hiểu được những gì khách hàng muốn truyền đạt, đồng thời là hiểu hơn về nhu cầu của họ với sản phẩm của mình hơn.
Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định thay đổi, phát triển sản phẩm,dịch vụ phù hợp nhất với thị hiếu người tiêu dùng.
Đối với bất kỳ mô hình khởi nghiệp nào cũng đòi hỏi tư duy logic và sáng tạo của chủ doanh nghiệp. Với cương vị là một Entrepreneurship, thì việc nắm bắt được sự xoay chuyển của thị trường, không ngừng sáng tạo, cải tiến sản phẩm là điều tất yếu phải làm.
Đề từ đó, đưa ra những quyết định và tầm nhìn đúng đắn cho đường lối phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có những quyết định sáng suốt nhất thì cần rèn luyện lối tư duy logic ít bị phụ thuộc vào cảm tính.
Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn trả lời rõ ràng được câu hỏi Entrepreneurship là gì cũng như hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa khái niệm này và Startup. Để đọc thêm nhiều bài viết thú vị về kiến thức kinh tế hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của DNSE nhé!
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/entrepreneur-nghia-la-gi-a35538.html