Judo được biết đến là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nó xuất hiện trên hệ thống võ thuật Nhật Bản từ năm 1882, được sáng lập bởi giáo sư Kano Jigoro. Lịch sử của môn võ này xuất phát từ môn võ cổ truyền Jujitsu của Nhật Bản.
Khi nhắc đến môn võ này là phải kể đến những kỹ thuật ném, quăng người cực kỳ điệu nghệ, đẹp mắt. Nghe thì tưởng chừng rất mạnh bạo, nhưng môn võ này sử dụng nguyên tắc “sự dịu dàng”.
Người học không chỉ xuất phát từ mục đích rèn luyện thân thể, bảo vệ bản thân hay thi đấu mà sự thu hút chính của môn võ này là mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn trong khi luyện tập. Vì vậy, môn võ này phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng học.
Judo đã trở thành một trong những môn thi đấu trong thế vận hội từ năm 1964. Hiện nay, nó không chỉ còn nằm trong phạm vi đất nước Nhật Bản mà đã được du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Judo được coi là tinh túy văn hóa của người Nhật, in đậm phong cách và lối sống triết lý của đất nước Nhật Bản thể hiện trong chiến đấu.
Tiền thân của môn võ này là môn võ cổ truyền Jujitsu - một môn võ đánh tay không hay gọi là nhu thuật. Song song với sự hình thành và phát triển của lịch sử Nhật Bản, đến thời Edo, môn võ này phát triển mạnh mẽ.
Cuối thế kỷ 19, các tầng lớp samurai suy yếu thì cũng là lúc võ thuật cũng bị thay đổi. Do sự thay đổi về tư duy và nhu cầu xã hội, Jujitsu không chỉ truyền dạy võ thuật mà thiên về tinh thần, truyền dạy đạo đức triết lý. Và Judo ra đời vào năm 1882.
Giáo sư Jigoro Kano - thiên tài võ thuật người Nhật, là người truyền cảm hứng, thổi luồng gió tinh thần mới vào Jujitsu để tạo nên môn võ này, chuyển từ “nhu thuật” đến “nhu đạo”. Hay nói cách khác, ông chính là cha đẻ của môn võ này.
Môn võ này là một môn võ thuật trong chiến đấu nhưng nó lại mang nét uyển chuyển, nhẹ nhàng.
Như tên gọi, theo tiếng Nhật Judo bao gồm hai ký tự, trong đó “ju” mang nghĩa là “khéo léo, linh hoạt”, còn “do” mang nghĩa là chiến đấu. Chính vì thế, nguyên tắc của Judo là nguyên tắc của “sự dịu dàng”, hay còn gọi là “lấy nhu thắng cương”.
Judo Đây là một trong những môn võ được du nhập rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Sau đây là những thông tin thú vị về võ thuật Judo, các bạn đừng bỏ qua qua.
Judo nói riêng và các môn võ nói chung thì đều mang đặc điểm riêng, đặc trưng của mình. Bài viết xin cung cấp một số đặc điểm nổi bật của môn võ này.
Judo là môn võ mang lại sự năng động, khỏe khoắn
Người tập võ ngoài việc được rèn luyện về kỹ thuật, nâng cao sức khỏe, còn được truyền thụ về lý luận đạo đức.
Các kỹ thuật tay, chân, động tác nắm, quật ngã đối thủ, khống chế, tự vệ … mang tới tinh thần thỏa mái, sự năng động, khỏe khoắn cho người tập.
Sự cơ bản, đơn giản được thể hiện trong Judo
Các kỹ thuật được đúc kết dựa trên môn võ cổ truyền Nhật Bản và là sự kết hợp với tinh hoa của các môn võ khác. Chính vì thế, các kỹ thuật này mang tính cơ bản, đơn giản. Nó phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội.
Judo - Vừa rèn luyện sức khỏe, nâng cao trí tuệ, giáo dục đạo đức
Đây không chỉ là một môn võ thuật mạnh mẽ đơn thuần, nó còn là sự kết hợp hài hòa với văn hóa của người dân Nhật Bản, đó là sự mềm mại, uyển chuyển.
Người học vừa được rèn luyện sức khỏe, vừa nâng cao trí tuệ, còn giáo dục đạo đức. Nó không phải là một môn võ đơn thuần mà còn là tinh hoa văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc.
Judo được xem là ngôn ngữ quốc tế
Hiện nay, Judo không chỉ được biết đến ở đất nước hoa anh đào. Nó đã được truyền thụ phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Xuất phát từ đó, môn võ này được xem là ngôn ngữ quốc tế.
Võ phục bao gồm quần áo và đai. Quần áo là màu trắng hoặc màu xanh dương. Tương ứng với các cấp bậc, đai thắt có màu tương. Chiều dài đai thường là 2,5 mét. Màu đai thể hiện trình độ, kỹ năng của mỗi võ sinh, giúp phân chia đẳng cấp trong Judo.
Các cuộc thi lên đai được tổ chức ngay tại võ đường, nơi mà học viên đang học. võ sư trực tiếp giảng dạy sẽ đảm nhận nhiệm vụ thăng cấp cho các học viên từ đai vàng đến đai nâu.
Còn từ đai nâu đến đai đen, các học viên sẽ thi đấu trước một hội đồng trên sân đấu quốc tế. Việc thăng cấp sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt hơn, phụ thuộc vào hội đồng chấm thi.
Đẳng cấp trong Judo được quy định cụ thể như sau:
Môn võ này được biết đến với 2 kỹ thuật cơ bản là kỹ thuật quật, ném (Nage waza) và kỹ thuật khống chế (Katame waza). Ngoài ra, còn có kỹ thuật tự vệ (Atemi waza)
Kỹ thuật quật, ném (Nage waza)
Đây là nhóm kỹ thuật giúp quật ngã, hạ gục đối phương. Nhóm đòn này bao gồm nhóm đòn đứng và nhóm đòn hy sinh.
Nhóm đòn đứng gồm:
Nhóm đòn hy sinh gồm:
Kỹ thuật khống chế (Katame waza)
Đây là nhóm đòn giúp khống chế cử động của đối phương, làm cho đối phương rơi vào tư thế cố định.
Chào hỏi là nghi thức bắt buộc khi bắt đầu và kết thúc mỗi buổi học. Võ sinh thực hiện tư thế đứng chào, thể hiện lòng tôn kính với sư tổ, thầy dạy mình.
Trước và sau khi thi đấu hoặc tập luyện đều phải thực hiện nghi thức chào, thể hiện sự tôn trọng đối thủ. Đó là điều mà tất cả các võ sinh không được quên.
Tập luyện võ thuật nói chung, Judo nói riêng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe, tăng sức bền, giúp cơ thể dẻo dai, mềm mại. Ngoài ra, nó còn đem lại cho người tập tinh thần thoải mái, phấn khởi. Có thể nói, học môn võ này giúp người học trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần.
Judo giúp cơ thể dẻo dai, mềm mại
Judo sử dụng lối đánh thiên về linh hoạt, khéo léo, có độ chính xác cao, nhạy bén, sử dụng chiến thuật.
Dùng chính sức mạnh của đối thủ để tiêu diệt đối thủ hoặc sử dụng một lực nhỏ nhưng đúng thời điểm để hạ gục đối thủ. Điều đó góp phần giúp cho cơ thể ngày càng linh hoạt, dẻo dai, uyển chuyển, bền bỉ nhưng không cứng nhắc.
Nâng cao đời sống tinh thần
Judo không phải là môn võ chuyên tấn công mà chủ yếu là phòng vệ. Võ sĩ phải luôn giữ được trạng thái thư giãn cần có, bộ não hết sức tỉnh táo, bình tĩnh xử lý tình huống. Vì thế, việc luyện tập nhiều giúp chúng ta rèn luyện được tinh thần.
Trong Judo không được vội vàng, hấp tấp, chủ quan khinh địch. Vì chỉ cần một sơ suất nhỏ ta có thể mắc sai lầm.
Đòn đánh tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế cần phải luyện tập nhiều lần, đến khi thành thục mới có thể sử dụng được nó.
Giúp tự vệ
Ngoài những lợi ích nêu trên, việc học võ còn giúp bảo vệ chính mình, trong những trường hợp, sự cố bất ngờ. Hơn cả, việc học Judo giúp cho chúng ta biết ngã đúng cách, tránh gây thương tích khi ngã xe, trượt chân….
Trên đây, bài viết chỉ nêu ra một số lợi ích của việc học Judo. Ngoài ra, có rất nhiều lợi ích lý thú khác nữa, bạn hãy thử trải nghiệm và bổ sung vào sổ tay của riêng mình nhé.
Học võ Judo ở đâu? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết xin phép được giải đáp như sau.
Hiện nay, có rất nhiều cách để học Judo: học judo tại nhà, học judo qua mạng, hoặc học theo nhóm, hoặc đăng ký học tại các võ đường judo Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất phổ biến.
Tùy vào từng đối tượng, từng lứa tuổi để chọn cách học khác nhau, có các phương pháp học tương ứng.
Dưới đây là một số địa chỉ học Judo ở Hà Nội mà bạn có thể tham khảo.
Brothers Judo Club
Đây không chỉ là võ đường truyền dạy Judo mà còn là nơi đào tạo VĐV bổ sung vào Đội tuyển Judo Thủ đô. Ông Jiu Jitsu - HLV trưởng Đội tuyển Judo Hà Nội là người trực tiếp quản lý, chỉ dạy.
Brothers Judo Club có 3 cơ sở ở Hà Nội. Đó là Trường Thể thao thanh thiếu niên 10 - 10, võ đường tại trường THCS Hà Huy Tập và võ đường tại Trường Tiểu học Xuân La.
Địa chỉ: Khu tập thể Giảng Võ - Quận Ba Đình - Hà Nội.
CLB Judo Cầu Giấy
Những người đam mê Judo muốn tìm cho mình một nơi để trao đổi, thảo luận triết lý thì đây là một sự lựa chọn không tồi. Môi trường đào tạo lành mạnh, tinh thần mọi người hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ. Địa chỉ: Số 35 Trần Quý Kiên - P. Dịch Vọng - Q. Cầu Giấy - Tp. Hà Nội
Ngoài ra, học Judo ở Hà Nội, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ như: cung thể thao quần ngựa, CLB Judo Trưng Vương, Nhà thi đấu đại học Ngoại Thương,….
Trên đây là một số thông tin cơ bản về môn võ Judo. Bài viết mong rằng với các thông tin này có thể giúp các độc giả phần nào trong quá trình tìm hiểu những điều thú vị xung quanh việc tập luyện Judo.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/hoc-judo-a37737.html