Kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu của xã hội. Đây là một trong những ngành học được các bạn trẻ “săn đón” trong các mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, nhiều sĩ tử vẫn băn khoăn không biết ngành Kinh tế số học những gì? Ở đâu? Cùng “giải mã” những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Kinh tế số là gì?
Kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Nói cách khác, Kinh tế số là nền kinh tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Trong xã hội hiện đại với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, Kinh tế số trở thành xu hướng tất yếu trong nên kinh tế của tất cả các quốc gia.
Kinh tế số có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn hiện nay
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang rất được chú trọng phát triển hơn bao giờ hết. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế số ở Việt Nam hiện nay rất khan hiếm và tình trạng này dự báo còn kéo dài. Theo một cuộc khảo sát, nguồn nhân lực chính của nền Kinh tế số đóng góp 12 tỷ đô năm 2019, dự kiến 43 tỷ đô vào năm 2025 cho nền Kinh tế cả nước.
Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế số rất rộng mở đối với các bạn trẻ.
Ngành Kinh tế số học những gì?
Khi theo đuổi ngành Kinh tế số, sinh viên sẽ được học:
- Các kiến thức về: Công nghệ số và kinh tế. Kiến thức công nghệ số là kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Kiến thức kinh tế là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử.
- Kiến thức của các công nghệ số dẫn đầu xu thế thời đại số như AI, IoT, BigData, BlockChain,… để áp dụng giải quyết yêu cầu công việc trong Kinh tế, quản trị, quản lý.
- Ngành học bao gồm 2 phần kiến thức: Kiến thức công nghệ số và kiến thức kinh tế. Kiến thức công nghệ số là kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Kiến thức kinh tế là kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử.
- Phát triển kiến thức nền tảng về doanh nghiệp thông qua sự chuyển đổi kỹ thuật số, học hỏi các mô hình kinh doanh mới cùng các nguyên tắc kinh tế, kinh doanh sẵn có.
- Trang bị kỹ năng khai thác tiềm năng của nền tảng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hiệu suất kinh doanh, cũng như năng lực quản lý và lãnh đạo.
- Trang bị đầy đủ kỹ năng về đổi mới sáng tạo, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn, kỹ năng giao tiếp, phân tích, chuyển tải thông tin, kỹ năng thích ứng trong môi trường kinh doanh nhiều biến động; cùng các kỹ năng mềm khác.
Chuẩn đầu ra theo năng lực
- Năm thứ I, sinh viên đạt được những hiểu biết cơ bản nhất về nền tảng kiến thức về kinh tế, công nghệ thông tin ứng dụng, phương pháp phân tích định lượng cơ bản. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể thực hiện các công việc, nghiệp vụ cơ bản như: phân tích môi trường kinh doanh, phân tích website bán hàng, phân tích quy trình mua bán hoàng online, phân tích quy trình công việc cụ thể…
- Năm thứ II, sinh viên đạt được những năng lực và kỹ năng chuyên môn sâu như, Quản trị chiến lược, Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị doanh nghiệp số, Chuyển đổi số, ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh…
- Năm thứ III, sinh viên có khả năng làm chủ kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm ở cả ba khối kiến thức nền tảng và chuyên môn sâu về kinh tế, công nghệ thông tin ứng dụng, và ứng dụng các công cụ toán thống kê kinh tế vào hoạt động nghề nghiệp và làm chủ hoạt động kinh doanh, sẵn sàng khởi nghiệp trên nên tảng số.
Tại sao nên học ngành Kinh tế số tại Đại học Đại Nam
- Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; trang bị hệ thống máy móc phục vụ thực hành, thực chiến của sinh viên.
- Đội ngũ giảng viên giỏi, cán bộ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi yêu cầu học tập, thực hành.
- Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
- Thời gian học tập tại trường là 3 năm/khóa, học 3 học kỳ/năm, giúp sinh viên tiết kiệm chi phí học tập, ra trường và có việc làm sớm.
- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về Kiến thức chuyên môn - Kỹ năng nghề nghiệp - Ngoại ngữ - CNTT - Kỹ năng mềm - Thái độ sống chuẩn mực - Tính kỷ luật - Thói quen rèn luyện sức khỏe suốt đời.
- Sinh viên được học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế; được trải nghiệm, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là đối tác chiến lược của Đại học Đại Nam.
Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.
- Giảm áp lực thi cử bằng nhiều hình thức linh hoạt đánh giá năng lực người học.
- Hệ thống cố vấn học tập và hệ thống cố vấn học tập AI chuyên nghiệp, hiện đại đồng hành, luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên.
- Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, nhiều ngành 100% sinh viên có việc làm từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.
- Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả.
- Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa - xã hội.
- Ngành Kinh tế số của Trường Đại học Đại Nam được xây dựng dựa phương châm giáo dục thực hành, thực chiến phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay, được đánh giá cao bởi các chuyên gia, doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế số của Trường đại học Đại Nam hướng đến trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng, và năng lực tự chủ và trách nhiệm gắn với 03 nền tảng của Kinh tế, Công nghệ thông tin ứng dụng, và Toán ứng dụng để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp.
03 phương thức xét tuyển vào ngành Kinh tế số trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế số theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
BTT