Rơ le trung gian (Tiếng Anh là intermediate relays) có vai trò quan trọng trong các bảng mạch điện tử. Nó là trung gian trong việc truyền tải tín hiệu từ khối điều khiển sang khối động lực. Khối điều khiển ở đây là PLC, các bộ vi xử lý. Còn khối động lực là các bộ khởi động từ (contactor), thiết bị đóng ngắt,…
Công dụng quan trọng nhất của relay chính là bảo vệ mạch điện khỏi sự cố quá tải.
Trong bài viết này, VCC sẽ chia sẻ về Rơ le trung gian là gì? Cách đấu rơ le trung gian 5 - 8 - 14 chân chi tiết.
Một cách đơn giản, bạn có thể hiểu relay trung gian là một loại mạch điện tử, chức năng tương tự với công tắc điện trong nhà bạn dạng on/off. Relay trung gian đóng vai trò truyền tải điện, chuyển tín hiệu từ thiết bị có công suất nhỏ sang thiết bị công suất cao hơn trong sơ đồ điện.
Một ví dụ là mạch chiếu sáng trong ô tô. Trên các phương tiện hiện đại, công tắc đèn tích hợp vào đèn xi nhan hoặc bảng điều khiển không trực tiếp kích hoạt mạch đèn pha. Hầu hết các phương tiện hiện đại đều sử dụng mô-đun điều khiển ánh sáng (LCM) hoặc một số loại mô-đun phân phối điện khác.
Hình trên là một sơ đồ mạch chiếu sáng cho xe ô tô Huyndai Santafe. Rơ le được lắp đặt ngay sau nguồn cấp.
Trong ví dụ này, khi công tắc đèn pha được chuyển sang vị trí “bật”, LCM sẽ nhận hành động này như một đầu vào để thay đổi đèn pha, đèn đỗ và đèn đuôi xe thành “bật”. Để thực hiện nhiệm vụ này, LCM kích hoạt một mạch đầu ra điều khiển từng mạch chiếu sáng này bằng cách cung cấp năng lượng cho các rơ le. Một công tắc không thể xử lý lệnh “bật” một mạch và “không bật” các mạch khác. Rơ le trung gian ở giữa nhận năng lượng từ LCM và truyền tín hiệu để xử lý nhiệm vụ đó.
Hay ví dụ khác đơn giản như: Rơ le được lắp đặt trong bộ bảo vệ tủ lạnh. Khi dòng điện bị yếu, rơ le tự động ngắt điện để bảo vệ tủ lạnh. Dòng điện ổn định, rơ le sẽ đóng lại để cấp điện cho tủ lạnh hoạt động bình thường.
Có 3 loại rơ le trung gian thường được sử dụng là:
Ngoài rơ le trung gian, còn có Relay đồng trục, Công tắc tơ, Relay máy công cụ, Rơ le thủy ngân, Relay đa điện áp, Rơ le bảo vệ quá tải, Rơ le phân cực, Rơ le an toàn, Rơ le trạng thái rắn, Rơ le tĩnh, Relay chân không…
Relay được cấu tạo từ hai phần chính là cuộn hút và mạch tiếp điểm.
Với sự phát triển công nghiệp ngày nay, rơ le trung gian hay bất kì loại rơ le nào đều rất phổ biến. Có rất nhiều nhà sản xuất rơ le nổi tiếng và phổ biến như: Omron, Fuji Electric, Panasonic, DEA IL, Mitsubishi, Schneider, Kacon, HONEYWELL….
VCC Trading phân phối đa dạng các loại rơ le chính hãng. Liên hệ nhận báo giá qua zalo/hotline: 0934683166 hoặc liên hệ trực tiếp với kinh doanh của chúng tôi bên trái màn hình.
+ Khi dòng điện chạy qua rơ le trung gian, đi tới cuộn dây của nam châm điện, tạo thành từ trường hút. Từ trường tác động để đóng hoặc mở tiếp điểm điện. Từ đó làm thay đổi trạng thái đóng mở của rơ le trung gian. Tùy vào thiết kế mà số tiếp điểm điện sẽ thay đổi khác nhau.
+ Relay trung gian có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch sẽ điều khiển cuộn dây relay để dòng chảy có thể đi qua cuộn dây hoặc không đi qua. Mạch còn lại sẽ điều khiển dòng điện để xem xét dòng điện có thể đi qua relay được hay không.
Ngoài rơ le trung gian còn có các loại rơ le thông dụng nữa mà bạn nên biết.
Nếu cảm thấy khó hiểu, bài viết “Rơ le là gì? Nguyên lý hoạt động cơ bản nhất của rơ le” chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu.
Việc xác định rơ le của bạn là loại nào không khó. Đó là điều cơ bản mà chỉ cần nhìn vào thông số kỹ thuật và thực tế rơ le là được.
Trong hình trên là Relay 8 chân, 24V. Bạn có thể đếm số chân và nhìn thấy rõ kí hiệu 24V trên sản phẩm.
Về phần đấu nối, ta phải nắm được các thông tin liên quan đến rơ le trung gian. Cụ thể ở đây là các ký hiệu của chúng, dưới đây là 3 ký hiệu mà bạn cần phải nắm:
Ở trạng thái bình thường, khi không có nguồn điện vào, chân 30 và 87 được gọi là tiếp điểm mở. Còn chân 30 và 87a là tiếp điểm đóng.
Khi cấp nguồn điện, từ trường hút sẽ tác động lực hút làm chân 30 và 87 đóng lại thành tiếp điểm đóng. Và điểm 30 và 87a mở ra.
Rơ le 8 chân có 2 chân cấp nguồn và 2 cặp tiếp điểm đóng mở điều khiển.
Theo sơ đồ đấu relay 8 chân, phía trên chúng ta sẽ thấy 2 cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở. Đấu nguồn 12-24-220V vào chân 1 và 5. Chân 2-4, 6-8 là 2 cặp tiếp điểm thường mở. Còn lại 2-3 và 6-7 là 2 cặp thường đóng.
Theo hình ta đấu cấp nguồn 12 - 24 - 220V tùy loại vào chân 1 và 5 của cuộn dây.
Trong đó 2 cặp tiếp điểm thường mở 2-4 và 6-8. Còn 2 cặp thường đóng là 2-3 và 6-7
Cũng giống như nguyên lý loại relay 4 hoặc 5 chân. Dòng relay 8 chân khi chưa có nguồn thì cặp 2-4 và 6-8 ở dạng thường mở. 2-3 và 6-7 dạng thường đóng.
Khi ta cấp nguồn lập tức 2-4 và 6-8 đóng lại như hình trên. Đồng thời 2 cặp cực kia mở ra.
Relay 14 chân có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó:
Còn relay kiếng loại 14 chân thực tế nó có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó; 13 và 14 luôn là chân cuộn dây cấp nguồn.
Khi kết nối nguồn điện 12V, 24V hay 220V, các tiếp điểm thường đóng của Rơ le sẽ chuyển thành các tiếp điểm thường mở. Và ngược lại, các tiếp điểm đang mở sẽ chuyển về trạng thái thường đóng.
VCC Trading là một đơn vị chuyên phân phối thiết bị công nghiệp từ các thương hiệu hàng đầu như: Fuji Electric, SMC, Omron,… Chi tiết mọi người có thể xem trang sản phẩm.
Chúng tôi cam kết chỉ phân phối hàng chính hãng, cũng cấp đầy đủ CO/CQ, hóa đơn chứng từ.
Với đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm dày dặn, VCC đảm bảo đáp ứng tối đa các yêu cầu mua thiết bị công nghiệp của các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất.
Liên hệ với chúng tôi qua Zalo/Hotline 0934683166 hoặc các kinh doanh phụ trách khu vực bên phía trái màn hình.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/cach-dau-ro-le-trung-gian-14-chan-a42229.html