Đã bao giờ bạn dành cả ngày trời để chuẩn bị, mà vẫn cảm thấy chưa hài lòng với kịch bản thuyết trình của mình chưa? Có thể bạn đã có sự tự tin khi thuyết trình, bạn có ngôn ngữ cơ thể rất sinh động, nhưng nếu không có một kịch bản thuyết trình tốt, thì mọi thứ sẽ chẳng đi tới đâu cả.
Có người thì viết kịch bản thuyết trình chi tiết tới từng chữ, có người thì chỉ gạch đầu dòng những ý quan trọng, có người thì nhân danh “để cho tự nhiên”, họ chẳng chuẩn bị gì cả và cứ thế bước lên sân khấu!
Khi học với Craig Valentine, nhà vô địch diễn thuyết thế giới 1999, Fususu được kể rằng có người còn alo cho ông và nói. “Này Craig, chúng tôi đã thiết kế xong gần cả trăm cái Slide. Bây giờ chúng tôi phải nói gì giữa các Slide đây?”
Bạn đang gặp khó khăn nào khi tạo kịch bản thuyết trình? Có thể là bí ý tưởng, không biết nói gì cho hay. Có thể là nhiều ý tưởng quá, không biết chọn gì để nói.
Cho dù bạn đang gặp khó khăn gì hôm nay bạn sẽ được tiết lộ tấm bản đồ TNT giúp bạn không chỉ soạn kịch bản thuyết trình hiệu quả, mà còn tóm gọn trên một trang giấy rất dễ nhớ, từ đó thuyết trình cuốn hút hơn gấp đôi!
Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy cùng Fususu khám phá!
Đây là một bí quyết mà Fususu đã đầu tư hàng ngàn đô cộng với đúc rút sau 10 năm học hỏi từ các nhà vô địch, mới rút ra được.
Nếu đã đọc sách TNT - Bí quyết thuyết trình từ nhà vô địch, bạn sẽ rất quen thuộc với TNT cũng như nhiều biến thể của nó. Nào là TNT trong mở bài, TNT trong thân bài, TNT trong kết bài, và khiến khán giả ấn tượng từ giây đầu tiên tới phút cuối cùng.
Trong chủ đề soạn kịch bản thuyết trình trên một trang giấy này, bạn có thể hiểu TNT là 3 bước để bạn truyền tải ấn tượng bất cứ một ý tưởng nào, trong đó:
(1) T là Thu HÚT ngay. (2) N là Neo THẬT chắc. (3) T là Tóm CHẶT lại.
Hay còn gọi là bí quyết HÚT THẬT CHẶT.
Khi bạn làm chủ được 3 bước này, thì dù bài nói của bạn có bao nhiêu ý, bạn vẫn có thể hút thật chặt con mắt của khán giả, khiến đôi tai của họ dỏng lên nghe bạn nói hết TNT này qua TNT khác. Thật tuyệt phải không? Soạn kịch bản thuyết trình với chữ T cuối cùng: Tóm chặt lại Có thể bạn thấy lạ, sao chữ T đầu tiên là Thu hút, mà chúng ta lại nói về chữ T cuối cùng này trước?
Thật ra 3 bước TNT bạn thấy bên trên là thứ tự khi bạn thực hiện bài thuyết trình đó trong thực tế:
(1) Bạn bước ra sân khấu và nói gì đó khác biệt để thu Thu hút sự chú ý của khán giả ngay lập tức. (2) Bạn sử dụng minh họa sinh động để tạo ra hình ảnh trong tâm trí khán giả để Neo thật chắc ý tưởng của mình. (3) Bạn tóm lại điều mình nói bằng thông điệp ấn tượng, kèm theo gợi ý hành động độc đáo và cụ thể nào đó.
Còn trong khi soạn kịch bản thuyết trình, bạn cần làm ngược lại.
Bạn cần phải biết rằng tóm lại: mình muốn khán giả ghi nhớ điều gì sau bài nói. Khi đó, bạn mới tìm ra những ý tưởng để diễn giải hiệu quả và thuyết phục khán giả tin theo bạn. Cuối cùng khi đã có tất cả điều đó trong tay, bạn mới tìm cách để mở bài sao cho cuốn hút.
Hãy đơn giản là lấy một tờ giấy A4, chia nó ra làm ba phần bằng nhau tương ứng với TNT. Và sẵn sàng bút trong tay, vì bạn có thể sẽ hoàn tất kịch bản bài thuyết trình của mình ngay khi kết thúc Clip này đấy!
Ở phần chữ T cuối cùng, bạn hãy trả lời câu hỏi:
Sau bài nói chuyện bạn muốn khán giả nhớ nhất điều gì? Có cách diễn đạt nào khiến nó dễ nhớ hơn nữa không? Để áp dụng điều đó vào cuộc sống, họ có thể làm gì mỗi ngày?
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/cach-lam-bai-thuyet-trinh-tren-giay-a42791.html