Làm gì khi nhân viên chống đối? Xử lý thế nào để nhân viên nể phục?

Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên luôn là một trong những mối quan hệ phức tạp trong công ty. Mỗi bên đều có những góc nhìn và lý lẽ riêng, và do đó việc xảy ra tranh chấp là khó tránh khỏi, đặc biệt là trong công việc. Vậy với cương vị là một người quản lý, bạn nên làm gì khi nhân viên chống đối? Nên mềm mỏng hay quyết liệt? Xử lý thế nào để nhân viên nể phục và khiến team vững mạnh? Hãy cùng Blog.TopCV tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi nhân viên chống đối?

Luôn giữ bình tĩnh

Trước hết, với cương vị là một người quản lý, bạn cần giữ được sự bình tĩnh trước bất cứ tình huống bất ngờ nào. Và hãy xác định rằng, việc mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên trong công việc là điều thường xuyên xảy ra, quan trọng là cách xử lý sao cho khéo léo và thông minh. Dù đây không phải một việc dễ dàng, song chỉ khi tâm trí sáng suốt bạn mới có thể đưa ra được những quyết định chính xác nhất. Khi nóng giận, mất bình tĩnh, những lời nói, hành động thường dễ gây tổn thương tới người khác và chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, thậm chí đến mức không thể cứu vãn được. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cả những nhân viên khác trong đội nhóm và khiến bạn mất điểm trong mắt nhân viên.

Tìm hiểu nguyên nhân

Nếu bạn chưa biết nên làm gì khi nhân viên chống đối thì nên nhớ rằng mọi mâu thuẫn, xung đột đều không phải tự nhiên mà xảy đến. Nó là hệ quả của một chuỗi những hiểu lầm hay hành động trước đó của cả hai bên và đã đến điểm bùng nổ. Do đó, để có thể giải quyết xung đột, người quản lý cần rà soát lại toàn bộ những hành động, những công việc trong thời gian gần đây, xác định một số dấu hiệu bất thường và cố gắng tìm hiểu nguyên nhân thông qua nhiều phương thức khác nhau nhằm đưa ra phương án xử lý hợp lý nhất

sếp nên làm gì khi nhân viên chống đối
Sếp nên làm gì khi nhân viên chống đối?

Các bên cần thẳng thắn trao đổi với nhau

Cách nhanh nhất để giải quyết những mâu thuẫn trong công việc giữa sếp và nhân viên đó là thẳng thắn trao đổi trực tiếp với nhau. Lúc này, leader cần khéo léo khai thác những khía cạnh tâm lý của nhân viên trên tinh thần cầu thị, khiến nhân viên có thể bộc bạch được tâm tư của bản thân, làm rõ những hiểu lầm, những vướng mắc tích tụ trong quá trình làm việc, khiến nhân viên bức xúc

Điều chỉnh cách thức làm việc và giao việc

Sau khi nắm được nguyên nhân xảy ra xung đột cũng như những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, người quản lý nên điều chỉnh và thay đổi một số cách thức, quy trình làm việc sao cho phù hợp hơn. Được giải tỏa tâm lý và thay đổi những cản trở, vướng mắc trong công việc sẽ khiến nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc

>>> Tham khảo: 4 cách lãnh đạo khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc

Đưa ra quyết định dứt khoát

Trong bất cứ tình huống nào, việc dứt khoát chính là chìa khóa để bạn xử lý những bất đồng trong công việc một cách hiệu quả nhất. Việc chần chừ, dây dưa sẽ khiến cả 2 bên bức bối khó chịu và ảnh hưởng tới các nhân viên khác trong đội ngũ.

sếp nên làm gì khi nhân viên chống đối
Sếp làm gì khi nhân viên chống đối và gây ảnh hưởng tới công việc trong team?

Để nhân viên ra đi nếu vẫn cố chấp

Nếu tình huống xung đột có dấu hiệu trở nên căng thẳng hơn, hoặc nhân viên vẫn không thể hòa hợp với công ty và mong muốn ra đi, hãy chấp nhận sự thực và nhanh chóng tìm phương án xử lý. Việc níu kéo hay trở nên cay cú với nhân viên rời đi sẽ khiến các nhân viên khác trở nên dao động và xảy ra hiệu ứng “domino” trong đội nhóm (hiện tượng nhiều nhân viên muốn nghỉ sau khi một nhân viên tiên phong). Điều quan trọng nhất lúc này là ổn định đội nhóm, đảm bảo công việc ít bị ảnh hưởng nhất có thể.

Những tố chất của người leader giỏi

Để trở thành một lãnh đạo xuất sắc trong công việc và được nhân viên nể phục, bạn cần trau dồi những phẩm chất nào?

Có tinh thần trách nhiệm với tập thể

Nhiều nhà quản lý thường rơi vào tình huống “chỉ tay năm ngón” trong công việc, tức là giao hết việc thực thi cho nhân viên còn bản thân chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành nhưng lại đổ lỗi cho nhân viên khi kết quả công việc không tốt. Trong tập thể, leader phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất, điều này khiến nhân viên cảm thấy nể phục và sẽ làm việc tốt hơn nhằm mang lại kết quả xứng đáng, thay vì cảm giác chán nản, ấm ức hay bất công.

sếp nên làm gì khi nhân viên chống đối
Tinh thần trách nhiệm với tập thể sẽ khiến nhân viên nể phục và tin tưởng

Sự sáng suốt

Là một người lãnh đạo, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của độ nhóm, những quyết định của leader phải có tính sáng suốt. Sai lầm trong quyết sách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng tới công việc cũng như khiến nhân viên hoang mang, không phục. NGoài ra nhà lãnh đạo cần có định hướng rõ ràng khi xây dựng chiến lược, kế hoạch, chỉ

Quyết đoán và dứt khoát

Một leader giỏi sẽ không bao giờ là một người chần chừ, chậm chạp trong việc đưa ra quyết định, hay phân vân và đắn đo. Điều này không có nghĩa là bạn phải quyết định nhanh mà không suy xét, tuy nhiên một nhà quản lý thành công cần có khả năng ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát

>>> Tham khảo: 6 điều làm nên nhà lãnh đạo tuyệt vời

Hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn đã biết nên làm gì khi nhân viên chống đối và làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/ban-se-hanh-xu-nhu-the-nao-trong-truong-hop-doi-phuong-khong-chap-nhan-su-lanh-dao-cua-ban-a43717.html