Những trấn cổ nghìn năm với phong cảnh hữu tình như bước ra từ trong tranh vẻ từ lâu đã thu hút khách du lịch Trung Quốc ghé thăm và khám phá. Từ Phượng Hoàng Cổ Trấn, Thành cổ Lệ Giang đến "Vience của phương Đông" đều là những cảnh đẹp động lòng người của quốc gia có bề dày lịch sử này.
Lệ Giang nằm ở phía Bắc tỉnh Vân Nam, với trung tâm là khu phố hình thành cách đây 800 năm. Kiến trúc nhà cửa ở đây có sự pha trộn giữa kiến trúc của các dân tộc Hán, Bạch, Tạng kết hợp với nét truyền thống của dân tộc Nạp Tây bản địa. Chính vì trải qua thăng trầm lịch sử nên nét cổ kính còn đọng lại trên từng ngôi nhà, con phố và sinh hoạt của người dân.
Trấn cổ Lệ Giang nổi tiếng với Đại Nghiên Thành, trông giống như cái nghiên mực khổng lồ, nơi có các con kênh uốn lượn quanh co khắp các ngõ ngách của cổ thành. Địa thế gần sông giáp núi, phong cảnh hữu tình khiến cho trấn cổ nghìn năm càng thêm đẹp đến rung động lòng người. Khi hoàng hôn buống xuống trấn cổ, mặt trời đỏ rực in bóng trên dòng sông nhỏ trong vắt chảy bên hiên nhà, từng mái nhà cổ kính, từng góc phố, từng bụi hồng, rặng liễu,...đều là hình ảnh khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa.
Phượng Hoàng là trấn cổ 1.300 năm tuổi, nép mình dưới chân những ngọn núi hùng vĩ ở rìa sông Đà Giang. Thị trấn của Hồ Nam là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia, với những phong tục và văn hoá đặc trưng. Với nét rêu phong in bóng trên mặt nước xanh, cổ trấn này mang vẻ đẹp cổ kính, bí ẩn, giống như cảnh trong những bộ phim cổ trang. Hai bên bờ sông còn lưu giữ rất nhiều căn nhà cổ, gia trang, thành quách, dãy phố, đền chùa xưa.
Mùa thu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mang một nét đẹp vô cùng độc đáo. Dòng Đà Giang uốn lượn kiều diễm quanh trấn cổ ngàn năm, như một mặt gương soi bầu trời thu xanh ngắt. Những ngôi nhà cổ treo đèn lồng đỏ và mái vòm cong cong hòa với sắc trắng đỏ trong trong phục của dân tộc Miêu, sắc vàng xanh của là cây lúc giao mùa. Tất cả tạo nên một Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa thu đẹp lạ.
Thị trấn cổ Dương Sóc nằm cách Quế Lâm 84km dọc theo dòng Ly Giang hiền hòa. Những nét sinh hoạt cùng kiến trúc cổ đại Trung Quốc được giữ gìn một cách đáng kinh ngạc ở nơi đây. Đến đây, khách du lịch Trung Quốc sẽ được chìm đắm trong không gian xưa cũ với những căn nhà cổ ngói xám, cửa treo đèn lồng đỏ, hẻm nhỏ lát đá chênh vênh mộc mạc đậm chất thế kỷ 18,19.
Sự yên bình, thảnh thơi đến kỳ lạ ở cổ trấn này được bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi tuyệt đẹp, cùng với đó là khung cảnh “trên bến dưới thuyền” khiến du khách cảm nhận được một nhịp sống chậm rãi, giản dị và thảnh thơi.
Đặc biệt là con phố "Tây” dài chỉ hơn 5km, mặt đường được lát bằng đá cẩm thạch, hai bên bày biện những gian hàng bằng gỗ bán những mốn đồ lưu niệm tinh xảo, ở giữa chừa thêm một lối đi nhỏ cho du khách có thể chậm rãi lựa chọn hàng hóa, ngồi uống tách trà, cà phê hay dùng tô mì nóng hổi. Phố Tây cũng là một trong không nhiều nơi ở Trung Quốc có những quán cà phê vỉa hè kiểu Pháp như thường thấy ở Việt Nam và nhiều nước có ảnh hưởng văn hóa Pháp.
Hoành Thôn là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Hoàng Sơn, được ví như phong cảnh trong những bức tranh thủy mặc. Nhìn từ trên cao Hoành Thôn giống như một con trâu hết sức sống động, cả ngôi làng y như một chú trâu nhàn nhã nằm nghỉ giữa non xanh nước biếc. Làng cổ Hoành Thôn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2000 bởi phong cảnh hữu tình và các tòa nhà được bảo tồn tốt có niên đại hàng trăm năm. Nơi đây còn làm bối cảnh cho bộ phim nổi tiếng Ngọa Hổ Tàng Long của đạo diễn Lý An.
Mùa xuân, cả ngôi làng chìm ngập trong sắc vàng hoa cải. Giữa thiên nhiên tràn trề sức sống Hoành Thôn như tìm về cho mình sự tươi trẻ, như khẳng định mùa xuân vĩnh hằng với thời gian. Thu tới, ngôi làng cổ dưới chân núi Hoàng Sơn càng thêm rực rỡ, tươi đẹp. Bạn sẽ thật sự ấn tượng khi những sắc vàng đỏ của lá mùa Thu xen kẽ với những mái nhà màu xám cổ kính, tạo nên những mảng màu sống động như bước tranh phong cảnh mùa thu xao xuyến động lòng người.
Thành cổ Đại Lý là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây có các di tích lịch sử, nhiều tòa nhà, đền miếu cổ, với nhiều sản phẩm thủ công địa phương, cùng cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Trước đây, Đại Lý từng là thủ phủ tự trị của người Bạch, tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực của tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.
Trải qua nghìn năm lịch sử thành cổ Đại Lý mang trên mình nhiều nét thăng trầm của thời gian, là nơi hấp dẫn nhiều khách du lịch Trung Quốc muốn khám phá lịch sử Trung Hoa và những nét đặc sắc của nền văn hóa lâu đời. Du khách tới đây có thể chiêm ngưỡng những công trình nghìn năm tuổi, mua cho mình những món đồ lưu niệm nhỏ xinh, tinh tế, tìm hiểu về lịch sử của khu vực và người địa phương, cũng như khám phá núi Thương Sơn và hồ Nhị Hải.
Đôn Hoàng là một ốc đảo xanh giữa xa mạc Cobi tỉnh Cam Túc, nằm trên con đường tơ lụa. Đây không chỉ là điểm giao thương quan trọng bậc nhất mà còn là điểm giao thoa văn hóa, nghệ thuật và Tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây. Đến Đôn Hoàng bạn sẽ được thưởng ngoạn những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa đặc sắc, ghé thăm bảo tàng - thư viện Phật giáo đồ sộ, nơi lưu giữ vô số những tài liệu quý giá mà không nơi nào có được.
Hang đá Mạc Cao, hay còn được gọi là Thiên Phật Động hay hang Đôn Hoàng, là một hệ thống 492 ngôi đền nằm ở phía Đông Nam thành phố, là một ngôi nhà đá có quy mô lớn nhất, nội dung phong phú nhất và có giá trị nghệ thuật cao nhất của Trung Quốc còn tồn tại cho đến ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu trong ngôi nhà đá này là các tượng điêu khắc và các bức bích họa tinh xảo, độc đáo.
Di sản thế giới được UNESCO công nhận này xác chứng cho một nghìn năm trao đổi văn hóa và nghệ thuật cũng như sự phát triển rực rỡ của Phật giáo ởTrung quốc.
Nằm ở phía nam sông Dương Tử, thành cổ Ô Trấn hơn 1.300 năm là chứng tích còn sót lại của nền văn hóa cổ phương Đông. Nơi đây có những dòng kênh xanh uốn lượn và cây cầu đá bán nguyệt cong cong bắc ngang đôi bờ. Thị Trấn cổ nghìn năm chưa từng thay tên đổi họ, khắp nơi đều có thể cảm nhận được hơi thở của thời gian.
Trước khi đường sắt phát triển, thuyền bè là phương tiện đi lại duy nhất giữa các vùng dọc sông Dương tử. Ô Trấn được xây dựng và chịu ảnh hưởng từ triết lý Nho giáo cũng như tính thẩm mỹ của Trung Hoa cổ đại với "tiểu kiều, lưu thủy, nhân gia"..., Ngoài ra, bố cục sông và phố, cầu nối đường, nhà trên mặt sông, tất cả hòa quyện vào nhau thành những thủy các, cầu kiều. Những con đường nhỏ lát đá xanh cổ kính, thể hiện rõ phong cách kiến trúc cổ điển Trung Quốc.
Khách đi Tour Trung Quốc đên đây không chỉ xuýt xoa trước vẻ đẹp như tranh thủy mặc của trấn cổ, mà còn có cơ hội khám phá những làng nghề cổ lâu đời, thưởng thức hương vị rượu Tam Bạch nức tiếng hay ghé thăm xưởng nhuộm Hồng Nguyên, chuyên một loại vải in hoa màu xanh lam nổi tiếng.
Chu Trang (hay còn gọi là Châu Trang) nằm cách Tô Châu 30 km về phía Đông Nam, có tuổi đời hơn 900 năm và được mệnh danh là Venice của phương Đông với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chu Trang nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng, với những cây cầu đá cong cong, những ngôi nhà cổ rêu phong tường trắng mái ngói phủ đầy rêu xám và những con thuyền gỗ nhẹ trôi trên làn nước trong xanh… phong cảnh hữu tình, từng quyến rũ bao tâm hồn thi nhân.
Qua hàng trăm năm, dường như khung cảnh ở đây vẫn chẳng hề thay đổi. Ngồi thuyền len lỏi giữa các con kênh ngang dọc, nhìn ngắm những ngôi nhà cũ được xây dựng từ triều đại nhà Minh, nhà Thanh có tuổi đời hàng trăm năm dường như có thể cảm nhận được thời gian ngưng đọng lại trên từng mái vòm, cầu đá, cảnh liễu rũ nơi đây.
>> DU LỊCH TRUNG QUỐC: CÔN MINH - ĐẠI LÝ - LỆ GIANG - SHANGRILA
>> DU LỊCH TRUNG QUỐC: THƯỢNG HẢI - HÀN CHÂU - Ô TRẤN - NAM KINH
>> U LỊCH TRUNG QUỐC: TRƯƠNG GIA GIỚI - ĐỒNG NHÂN - PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/hinh-anh-phong-canh-co-trang-trung-quoc-a45706.html