Tác giả: Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Làm công tác quản lý Giáo dục đã gần ba mươi năm, nhưng vì là người tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, lại sẵn có “máu văn chương” nên sáng tác thơ văn là một trong những niềm đam mê của Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường.

Chưa hẳn là nhiều, song sáng tác của Xuân Trường khá đa dạng về thể loại. Thơ, truyện ngắn, giới thiệu sách, tạp văn hoặc là những bài viết giàu tính thời sự được đăng tải trên một số trang của địa phương và trung ương.

xuân trường và học sinh
Xuân Trường với 30 năm trong sự nghiệp trồng người

Vốn là một người con của vùng Đồng bằng Bắc bộ nhưng lại sống và làm việc ở một mảnh đất Tây Nguyên bạt ngàn nắng gió, không có gì là lạ khi Xuân Trường đã tự tạo cho mình một group thơ văn mang tên “Hoa trên đỉnh núi” (1,2K thành viên) để cùng mọi người gửi gắm, chia sẻ những nét đẹp ngàn đời của mảnh đất bazan bạt ngàn nắng gió này.

Vừa là Hội viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh lại vừa là Phó chủ nhiệm một Câu lạc bộ Văn học Nghệ thuật được UBND huyện ra quyết định thành lập nên Xuân Trường có ảnh hưởng nhất định đối với giới văn nghệ sĩ không chỉ ở trong mà cả ở ngoài tỉnh. Đó cũng chính là lý do để trang thơ văn “Hoa trên đỉnh núi” thu hút được một số lượng lớn thành viên tham gia.

tác giả xuân trường đọc thơ
Tác giả Xuân Trường tham gia nhiều hoạt động do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức

Tiếp xúc với Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường, hẳn nhiều người sẽ có chung cảm nhận rằng: Dù dáng vẻ già hơn so với tuổi thực song đây lại là một người khá năng động và dễ gần gũi, hòa đồng với mọi người.

Đi chưa nhiều, viết cũng ở một mức độ vừa phải…nhưng cái chất nhạc trời ban đã giúp cho Xuân Trường bỗng hóa thân thành một nhạc sĩ không chuyên.

Cùng với những truyện ngắn mang đậm chất nhân văn như Giọt nước mắt cá, Lục thứ tranh công, Thằng búp bê làm từ đồ tái chế, Đời chuột…thì Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường cũng đã kịp cho ra đời một bài hát viết về chính ngôi trường anh đang trực tiếp quản lý, điều hành như bài Nơi ấy trường tôi hoặc một bài hát về nơi đã cùng anh gắn bó từ hơn bốn mươi năm trước - Cùng đến với Chư Sê.

Chịu ảnh hưởng bởi trang viết của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Thi, Tô Hoài bằng truyện ngắn mang yếu tố nhân hóa, ngụ ngôn, Xuân Trường cũng có không ít vần thơ tình đầy chất lãng mạn được các nhạc sĩ yêu thích và phổ nhạc.

Ai đó đã từng đến với trang viết của Xuân Trường thì đều dễ dàng nhận thấy phần đa trong sáng tác của anh chính là câu thơ lục bát, hoặc thơ tám chữ, thi thoảng cũng có bài thơ Đường luật hoặc Đường luật biến thể…

tác giả xuân trường
Tác giả Xuân Tường mong mỏi sẽ phần nào đó khơi dậy văn hóa đọc truyền thống

Khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các trang mạng như Facebook, Zalo có sự hiện diện của những cây bút từ chuyên nghiệp đến không chuyên thì có vẻ như cũng là lúc người ta dần trở nên ngại tiếp cận với quyển sách hoặc báo giấy.

Dẫu đã có khá nhiều sáng tác, tuyển tập thơ văn (in chung) nhưng Xuân Trường vẫn muốn một ngày nào đó anh tự biên tập để cho ra đời tuyển tập thơ của chính anh, với mong mỏi sẽ phần nào đó khơi dậy văn hóa đọc truyền thống - một nét văn hóa có vẻ như đang dần mai một ở thế hệ trẻ.

Bước qua cái ngưỡng của tuổi 50 và đã có hàng trăm bài thơ, truyện ngắn, song Xuân Trường vẫn đang tự cảm thấy mình vẫn đang ở trong giai đoạn chập chững với “nghiệp văn chương”.

Mang trong mình mong ước phải làm gì đó ý nghĩa và có ích cho đời như ông họa sĩ già Bơ Men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ - O’ Henry nên mỗi độc giả, mỗi người bạn thân thiết của Xuân Trường lại có quyền tin và hy vọng đứa con tinh thần của anh ngày càng đem lại cho cuộc sống giá trị thiết thực cả về nội dung và nghệ thuật.

Xem Video Xuân Trường tham gia chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu (16/5/2015)

Thông tin cơ bản Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Sách đã xuất bản (in chung):

Rất nhiều tác phẩm gồm thơ, truyện ngắn, tiểu luận trên các báo:

xuân trường báo gia lai
Mình cứ hẹn đi em được đăng trên báo Gia Lai

Báo chí nói về Nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/anh-tho-hay-a47510.html