Cây tầm bóp có tác dụng gì?

1. Mô tả cây tầm bóp

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, các tên gọi thân thuộc khác ở Việt Nam như: cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay lồng đèn. Cây tầm bóp là cây thân thảo, thuộc họ Cà, có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ nhiệt đới và sống như cỏ dại.

Cây tầm bóp sống tập trung ở vùng có khí hậu nhiệt đới, chúng thường mọc dại dọc theo hai bên đường đi, bờ ruộng, trong vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, cây tầm bóp còn được tìm thấy ven các khu rừng có độ cao dưới 1.500m tính từ mặt nước biển.

Ở Việt Nam, tầm bóp phát triển phổ biến ở khắp mọi nơi. Nhờ vào những lợi ích giá trị của nó, nhiều vùng đã trồng cây tầm bóp như một loại rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Trẻ em ở các vùng nông thôn thường hái quả tầm bóp để ăn vì quả có vị chua chua thanh mát giúp xua tan cảm giác khó chịu của ngày hè oi ả. Ngày nay, cây tầm bóp được biết đến là một vị thuốc đặc biệt nhờ tác dụng làm mát gan, giải độc và thanh lọc cơ thể. Không chỉ đơn giản làm thức ăn, sử dụng tầm bóp còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đặc điểm của cây tầm bóp:

2. Bộ phận dùng của cây tầm bóp

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có giá trị sử dụng bao gồm cả rễ, thân, lá, quả. Tầm bóp thu hái được quanh năm, sau đó có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô để tích trữ. Lưu ý cây tầm bóp sau khi phơi khô nên cho vào trong bọc hoặc hộp kín và bảo quản nơi thoáng mát. Tránh bảo quản cây khô ở khu vực ẩm ướt như nơi rửa chén, nhà tắm... có thể khiến chúng bị ẩm ướt, nhiễm nấm mốc và vi khuẩn.

Giải đáp uống cây tầm bóp có tác dụng gì?

3. Thành phần hóa học của cây tầm bóp

Theo kết quả phân tích, các nhà khoa học đã ghi nhận được nhiều thành phần hóa học có trong thân và quả của cây tầm bóp.

Cây tầm bóp không chứa độc tính, có vị đắng, tính mát. Riêng quả tầm bóp thì có tính bình, vị chua nhẹ.

4. Uống cây tầm bóp có tác dụng gì?

4.1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát mỡ máu

Cây tầm bóp cung cấp một lượng lớn vitamin C giúp người dùng tránh xa các gốc tự do gây hư hỏng các mạch máu, từ đó hạn chế tối đa các vấn đề về tim mạch.

Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây tầm bóp còn mang lại khả năng kiểm soát cholesterol máu, từ đó giúp người uống tránh được các bệnh lý do tăng cholesterol máu như bệnh đột quỵ não.

Người dùng có thể tận dụng những dưỡng chất trên bằng cách xay lá cây tầm bóp với nước sau đó lọc bỏ phần bã và uống như một loại nước ép thông thường. Ngoài ra, chúng ta có thể xào cây tầm bóp với các loại thực phẩm khác như hải sản, thịt heo, bò...

4.2. Ngăn ngừa tổn thương mô cơ

Thành phần vitamin C trong cây tầm bóp là yếu tố giúp cơ thể ngăn ngừa chứng đau nhức và tổn thương mô cơ sau khi tập thể dục.

4.3. Điều trị ung thư

Cây tầm bóp có tác dụng gì không thể không nhắc đến khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cây tầm bóp có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị nhiều bệnh ung thư (bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràngung thư vòm miệng).

Ngoài ra, một số hợp chất khác trong cây tầm bóp ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí còn có tác dụng thu nhỏ khối u ung thư.

4.4. Hỗ trợ làm sáng mắt

Sử dụng cây tầm bóp là một cách bổ sung lượng vitamin A cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, lượng vitamin này giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, giúp mắt thích nghi tốt hơn trong bóng tối. Hơn nữa, cây tầm bóp sẽ giữ cho võng mạc khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

4.5. Điều trị cảm lạnh, hạ sốt

Cảm lạnh, ho là triệu chứng gợi ý hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu. Vì vậy, người bệnh hãy tiêu thụ một lượng cây tầm bóp để cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, cây tầm bóp là bài thuốc giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn. Bên cạnh đó, quả tầm bóp có thể hạ sốt rất tốt khi dùng cho trẻ em.

Uống cây tầm bóp có tác dụng điều trị cảm lạnh, hạ sốt

4.6. Điều trị đái tháo đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu

Thành phần vitamin C của cây tầm bóp khá hữu ích trong việc điều trị bệnh đái tháo đường vì nó tăng tác dụng hormone insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A trong cây tầm bóp kích thích hình thành canxi photphat, góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

5. Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

Để mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị các bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường, chúng ta nên sử dụng cây tầm bóp kết hợp một lối sống sinh hoạt hợp lý như sau:

Một số lưu ý khác khi sử dụng cây tầm bóp:

Ngoài ra, bạn cần chú ý, cây tầm bóp rất giống với cây lu lu đực - một loại cây chứa độc tố solanin. Hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng còn hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Người dùng cần chú ý đến những đặc điểm này để thu hái và mua đúng dược liệu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/cay-tam-bop-an-duoc-khong-a54813.html