Lợi ích sức khoẻ và ý nghĩa phong thuỷ ít người biết của cây thiết mộc lan

Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan

Có hai cách trồng thiết mộc lan thường được nhiều người áp dụng là trồng bằng gốc và trồng bằng thân.

Trồng bằng gốc là cách trồng dễ làm và hiệu quả hơn hết. Sau khi cắt tỉa lá và thân, gia chủ có thể lấy gốc cây để trồng. Với cách trồng này, cây sẽ phát triển tốt và thời gian sống lâu hơn.

Cách đơn giản khác là cắt một đoạn thân cây sau đó trồng vào đất. Cách trồng này có nhược điểm là thời gian sống của cây chỉ khoảng nửa năm nhưng nếu được chăm sóc đúng cách ở môi trường đầy đủ ánh sáng thì cây sẽ phát triển mạnh và to lớn.

Thiết mộc lan có hai cách trồng. (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, thiết mộc lan còn có cách trồng khác là trồng trong nước. Cách trồng này thích hợp khi trang trí cây trên bàn làm việc vì nhỏ gọn. Tuy vậy, thời gian sống của cây chỉ vài tháng vì không có dưỡng chất.

Để cây thiết mộc lan phát triển xanh tốt và khoẻ mạnh, gia chủ cần nắm vững cách chăm sóc từ tưới nước, bón phân đến loại trừ sâu bệnh cho cây.

Cũng giống như các loài cây khác, thiết mộc lan cần lượng nước vừa đủ đề sinh trưởng và phát triển. Nên tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều muộn khi trời không còn nắng. Tuy vậy, không cần phải tưới nước hằng ngày, lưu ý lượng nước vừa đủ và đất phải tơi xốp.

Ngoài nước, người trồng cần bổ sung bón phân cho thiết mộc lan. Nên bón lượng nhỏ phân NPK, sau khi bón lót thì trong khoảng 2 - 3 tháng sau đó cũng cần bón tiếp.

Tuy rất ít hoặc gần như không có sâu bệnh nhưng thỉnh thoảng cây thiết mộc lan có thể bị sâu cuốn chiếu tấn công gây khô vằn lá. Cách loại bỏ sâu bệnh đơn giản nhất là cắt bỏ những lá bị sâu bệnh.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/cay-phat-tai-thiet-moc-lan-a56786.html