Hạt dâu da có ăn được không? Những điều bạn cần biết về quả dâu da

Hạt dâu da có ăn được không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những “tín đồ” của loại trái cây này. Theo các chuyên gia, việc ăn hay không ăn hạt dâu da thực tế không ảnh hưởng quá nhiều đến giá trị dinh dưỡng của các loại hạt đó, bạn có thể cân nhắc theo tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh cụ thể.

Tìm hiểu chung về cây dâu da

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc hạt dâu da có ăn được không, bạn cũng cần biết thêm thông tin về loại trái cây này. Dâu da là loài cây có tên khoa học là Baccaurea ramiflora, thuộc loại cây thân gỗ, quả mọc trên thân cây thành nhiều chùm. Quả của cây dâu da thường có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc màu hồng nhạt. Trong quả dâu da có nhiều múi, mỗi múi có 1 hạt riêng biệt. Dâu da khi chín có vị chua ngọt dịu ngon miệng, được nhiều người yêu thích.

Hạt dâu da có ăn được không? Những điều bạn cần biết về quả dâu da 1
Dâu da là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vì hương vị chua ngọt hấp dẫn

Cây dâu da có thể đạt đến chiều cao từ 15 - 25m với đường kính thân cây lên đến 25 - 70cm, có tán cây tròn và đôi khi được trồng để tận dụng bóng râm. Vỏ, rễ và gỗ của dâu da có thể được sử dụng là thuốc hoặc dùng cho mục đích nghiên cứu y học về bệnh ngoài da.

Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của quả dâu da

Để biết hạt dâu da có ăn được không, bạn cần biết loại quả này có những chất gì, liệu có lợi đối với sức khỏe hay không. Theo các phân tích, trong dâu da có các dưỡng chất như:

Dâu da là loại quả chứa nhiều dưỡng chất, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Hỗ trợ giảm cân: Ăn dâu da thực sự có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả, nhanh chóng hơn khi bổ sung chất xơ tăng cảm giác no lâu cùng hàm lượng vitamin C dồi dào. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh vitamin C thực sự có hiệu quả thúc đẩy giảm cân và duy trì một mức cân nặng hợp lý. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích người ăn kiêng nên thêm dâu da vào thực đơn mỗi tuần để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hạt dâu da có ăn được không? Dâu da là loại quả với phần thịt bao quanh hạt nên nhiều người nuốt cả hạt khi ăn loại quả này. Thực tế, chưa ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng khi ăn cả hạt dâu da. Hơn thế nữa, dâu da bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể, thúc đẩy hệ thống đề kháng, miễn dịch khỏe mạnh.

Khi bổ sung dâu da nói riêng hoặc các loại trái cây giàu vitamin C nói chung, bạn sẽ thấy mình ít bị ốm vặt hơn, ít khi cảm lạnh, cảm cúm,… cơ thể cũng từ đó mà khỏe mạnh hơn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của vitamin C trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập và gây bệnh.

Hạt dâu da có ăn được không? Những điều bạn cần biết về quả dâu da 2
Dâu da chứa rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Có lợi cho người bị cảm lạnh: Thành phần vitamin C dồi dào có trong dâu da sẽ giúp bạn đề phòng được nhiều bệnh thường gặp, điển hình như bệnh cảm lạnh. Đây vừa là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, đề phòng và tăng tốc độ phục hồi khi bị cảm lạnh. Nếu bạn đang bị cảm, hãy ăn dâu da 1 - 2 bữa/tuần nhé.

Tốt cho xương: Dâu da cũng rất tốt cho xương khi bổ sung canxi và phốt pho. Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường xuyên bổ sung canxi từ trái cây, điển hình như dâu da có nguy cơ bị loãng xương, gãy xương thấp hơn so với những trường hợp còn lại.

Hạt dâu da có ăn được không? Vì sao?

Quả dâu da xanh có hương vị tươi mát, chua ngọt thanh và là loại quả nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, hạt dâu da có ăn được không? Lỡ nuốt hạt dâu da có sao không? Theo chia sẻ từ bác sĩ, bạn có thể nuốt hạt quả dâu da khi ăn bởi thông thường, thịt quả và hạt quả liên kết khá chặt, để cảm nhận trọn vẹn hương vị của dâu da, nhiều người chọn cách nuốt cả hạt quả.

Vậy hạt dâu da có ăn được không? Có gây hại không? Thực tế, hạt quả dâu da có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, nhất là những người đang gặp vấn đề như đau dạ dày hoặc hệ tiêu hóa yếu. Hạt của quả dâu da tương đối cứng và không dễ dàng để tiêu hóa như thực phẩm thông thường. Điều này khiến việc nuốt hạt dâu da gây áp lực đến hệ tiêu hóa, tạo cảm giác khó chịu khi ăn.

Hạt dâu da có ăn được không? Những điều bạn cần biết về quả dâu da 3
Hạt dâu da có ăn được không? Người dễ bị đầy bụng, khó tiêu,... không nên ăn

Những người có vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tiêu hóa yếu, dễ bị đau bụng,… cần tránh việc nuốt phải hạt dâu da để đảm bảo sức khỏe, hạn chế tình trạng khó chịu hoặc bệnh tình nặng hơn. Hạt dâu da có ăn được không? Người có sức khỏe bình thường có thể nuốt cả hạt dâu da nhưng không nên ăn quá nhiều.

Trẻ em khi ăn dâu da bố mẹ cũng nên dặn dò trẻ nhả hạt ra, không nuốt hạt nhằm tránh trường hợp bé bị sặc, nghẹn,… rất nguy hiểm. Nếu bạn có thói quen nuốt hạt khi ăn dâu da thì cũng cần hạn chế lại vì đôi khi, hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, ổn định như thông thường khiến bạn bị đau bụng, khó tiêu, đầy hơi,…

Câu hỏi thường gặp khi ăn dâu da

Ngoài thắc mắc hạt dâu da có ăn được không, Nhà thuốc Long Châu cũng nhận được một số câu hỏi khác như:

Vỏ dâu da có ăn được không? Vỏ của quả dâu da không được khuyến khích ăn vì là phần bao bọc bên ngoài quả, bám nhiều bụi bẩn, thuốc trừ sâu,… khi ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Hơn thế nữa, vỏ dâu da còn có vị chát và đắng rất khó ăn, hầu hết mọi người đều không thích ăn phần này.

Chọn mua dâu da như thế nào? Để chọn mua được loại dâu da ngon, đầu tiên bạn nên ăn trái cây đúng mùa. Dâu da thu hoạch nhiều vào mùa hè và khi mua, bạn hãy chọn những quả cuống còn tươi, quả chắc tay không bị mềm, dập.

Hạt dâu da có ăn được không? Những điều bạn cần biết về quả dâu da 4
Nên chọn mua dâu da đúng mùa sẽ ngon hơn

Trên đây là một số thông tin về quả và hạt dâu da, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi hạt dâu da có ăn được không. Sau khi nuốt hạt dâu da, nếu bạn thấy tức, chướng bụng, khó thở, mệt mỏi,… hãy đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra vì có thể bạn đã bị tắc ruột bởi hạt của loại quả này đấy.

Xem thêm: Dưa lê có ăn được hạt không? Những tác dụng bất ngờ của hạt dưa lê

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/qua-dau-gia-a56904.html