Tìm hiểu về các vết bớt ở trẻ sơ sinh thường gặp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Mỗi một dấu hiệu bất thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh đều khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là các vết bớt ở trẻ sơ sinh. Các vết bớt có thể vô hại hoặc cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý.

1. Thế nào là vết bớt ở trẻ sơ sinh?

Vết bớt ở trẻ sơ sinh là những vùng da sẫm màu xuất hiện trên làn da trẻ sau khi chào đời vài tháng. Tỷ lệ trẻ sơ sinh xuất hiện vết bớt khá cao, thường là trên 80% và thường mờ dần và biến mất theo thời gian. Tuy nhiên có một số vết bớt đi cùng với đứa trẻ cho đến hết cuộc đời, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và tinh thần của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về những vết bớt trên cơ thể con, để có thể giải thích cho con tránh con tự ti cũng như có thể điều trị sớm các vết bớt trên cơ thể bé.

2. Các loại vết bớt ở trẻ sơ sinh

U mạch máu ở trẻ

2.1 Bớt mạch máu

Bớt mạch máu xảy ra khi các mạch máu tạo ra không đúng, mạch máu không đúng hoặc mạch máu quá to dưới bề mặt da. Bớt mạch máu bao gồm bớt đốm cá hồi, bớt mạch máu và bớt rượu vang đỏ

Có tên gọi khác là vết mổ cò, thường là những vết hồng nhạt hoặc đậm xuất hiện trên da ở vùng sống mũi, vùng dưới trán, sau đầu, cổ và mí mắt của trẻ sơ sinh. Các bé da trắng thường có nhiều vết này hơn, tuy nhiên chúng sẽ biến mất sau vài ba tháng nên cha mẹ không cần quá phải lo lắng về chúng.

Còn được gọi là u mạch máu, các vết bớt này thường tập trung ở khu vực cổ, đầu và thân mình, chúng phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời của trẻ. Nguyên nhân hình thành bớt mạch máu là do các mạch máu được cấu tạo bất thường nằm ở sát bề mặt da. Các vết bớt mạch máu này sẽ biến mất dần theo thời gian, có thể sau vài ngày, vài tuần hoặc đến khi trẻ đi học, vì vậy không cần phải điều trị các vết bớt này.

Các bớt này xuất hiện do các mạch máu tập trung quá nhiều dưới da, thường có màu đỏ sậm hoặc tím với hình dạng không đều, rộng và phẳng theo da. Nếu các vết bớt này xuất hiện ở khu vực trên mi mắt hoặc vùng trán, cha mẹ nên đưa bé đi khám để xem bé có bị tăng nhãn áp hay sự bất thường của vùng vỏ não sturge-weber hay không.

2.2 Bớt sắc tố

Bớt sắc tố

Bớt sắc tố hình thành chủ yếu do các tế bào hình thành sắc tố dưới da phát triển quá mạnh mẽ gây ra. Các bớt sắc tố thường thấy ở trẻ sơ sinh bao gồm bớt xanh, bớt mụn mủ hắc tố, bớt milia, bớt ban nhiệt, bớt ban đỏ, nốt ruồi,...

Đây là loại bớt thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, có đến 80% trẻ có vết bớt này. Chúng có nhiều kích thước khác nhau, màu sắc đa dạng như xám, nâu, xanh, tím nhìn như vết bầm và hòa vào da. Các vết bớt này thường tự biến mất trong một khoảng thời gian và không cần can thiệp y khoa.

Đây là những mụn nước nhỏ, sẽ vỡ ra và để lại các vết tích như tàn nhang trên da bé. Khi trẻ sơ sinh gặp phải bớt này sẽ cảm thấy khó chịu và đau rát khi vỡ ra. Tuy gây khó chịu cho trẻ nhưng các vết bớt mụn mủ sẽ mờ dần sau vài tuần và vô hại đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể yên tâm về các vết bớt này không gây hại cho bé, tuy nhiên nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám nhằm phòng tránh nhiễm trùng khi các vết bớt vỡ ra.

Vết bớt này thường xuất hiện ở mũi, cằm, má của trẻ. Các vết bớt này có xu hướng biến mất khi trẻ được 1 tháng tuổi. Sự xuất hiện của vết bớt này là do một loại protein da có tên là keratin giữ lại bên trong da.

Hay còn được gọi là bớt gai nhiệt. Các vết bớt này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh sống trong các khu vực khí hậu nóng ẩm hay trẻ bị quấn tã quá nóng gây ra. Khi thấy các vết bớt này, bạn nên nới lỏng quần áo cho bé, tránh để bé quá nóng

Hình ảnh vết bớt rượu vang đỏ

Thường xuất hiện ở nhiều trẻ sơ sinh sau 2-5 ngày sinh, các vết ban đỏ này không truyền nhiễm, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh sự xuất hiện của nó hay cách điều trị. Các vết ban đỏ này sẽ biến mất ở trẻ từ 1-4 tháng tuổi vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng về vết bớt này.

Đây là vết bớt thường thấy ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ cao cứ 100 bé thì có một bé có nốt ruồi. Nốt ruồi là bớt lành tính, có thể phát triển kích thước theo sự phát triển của trẻ và có nhiều màu như đen, nâu, đỏ. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý nếu nốt ruồi có sự phát triển khác thường vì đây có thể là biểu hiện bệnh lý.

3. Điều trị vết bớt ở trẻ sơ sinh

Đối với các vết bớt mạch máu, phần lớn các vết bớt này sẽ mờ dần theo thời gian vì vậy cha mẹ không cần lo lắng về việc điều trị các vết bớt này. Tuy nhiên, đối với vết bớt rượu vang đỏ, thông thường khi trẻ lên 9 tuổi các vết bớt này sẽ thu nhỏ kích thước lại nhưng không biến mất. Nếu các vết bớt này vẫn ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoại hình của trẻ, bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị phẫu thuật bằng laser. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự ý đưa trẻ đến các trung tâm thẩm mỹ để xử lý vết bớt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị.

Đối với các vết bớt sắc tố thì gia đình không nên xử lý vì đa phần các vết bớt này không gây hại đến trẻ. Riêng với nốt ruồi nếu xuất hiện tình trạng mọc lông trên nốt ruồi, thay đổi về kích cỡ và màu sắc thì bạn nên đưa trẻ đi khám vì có thể tình trạng này là biểu hiện của ung thư da hiếm gặp. Nốt ruồi có thể lớn lên cùng trẻ theo thời gian, vì vậy các trường hợp nốt ruồi ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp bắn tia laser hoặc làm tiểu phẫu loại bỏ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật bằng laser điều trị vết bớt

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/vet-bot-do-a57037.html