Viêm loét dạ dày là một biểu hiện lâm sàng phổ biến trên khắp thế giới và có thể phòng ngừa được bằng những thức ăn, nước uống ăn vào hàng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và danh sách nước uống tốt với dạ dày qua bài viết dưới đây.
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những vị trí viêm và/hoặc một hay nhiều vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày, sâu hơn nữa là lớp dưới niêm mạc.
Biểu hiện điển hình của căn bệnh này là đau vùng thượng vị, đau nhiều hơn khi sau ăn. Những cơn đau này gây cảm giác đau nhói, đau rát và thường không phải lúc nào cũng giống nhau. Nó có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn nhẹ và cảm giác no sớm. Biến chứng nặng hơn mà bạn có thể gặp phải là xuất huyết đường tiêu hóa trên với các biểu hiện phân đen, nôn ra máu màu đỏ hay màu bã màu cà phê.
Trước khi tìm hiểu viêm loét dạ dày uống nước gì, chúng ta sẽ làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét. Viêm loét dạ dày có rất nhiều nguyên nhân như thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt, stress,..., đều liên quan đến sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố hủy hoại như vật lý, hóa học hoặc tâm lý lên biểu mô niêm mạc dạ dày. Trong đó, 80% nguyên nhân của bệnh đến từ vi khuẩn và thuốc NSAID.
Helicobacter pylori là vi khuẩn gram âm, hiếu khí, hình xoắn ốc. Nhờ mang trên mình các yếu tố độc lực mà H. pylori có thể xâm nhập và sống sót trong dạ dày. Nó là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mãn tính, bệnh loét dạ dày và là yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển ung thư dạ dày.
Thuốc NSAID hay thuốc kháng viêm không steroid là 1 trong 2 nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày. Những người sử dụng thuốc này kéo dài có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày gấp 4 lần so với những người không dùng hay ít dùng.
Cấu trúc hóa học của thuốc là axit nên nó có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày gây viêm loét. Tuy nhiên, cơ chế chính gây loét là do NSAID là giảm tổng hợp prostaglandin (PG - yếu tố bảo vệ dạ dày) bằng cách ức chế cyclooxygenase (COX). Do đó, thuốc NSAID bào mòn lớp bảo vệ dẫn đến niêm mạc dạ dày trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi axit dạ dày và pepsin.
Men vi sinh (Probiotic) có thể giúp chữa lành vết loét bằng cách chống lại nhiễm trùng H. pylori hoặc giúp các phương pháp điều trị có hiệu quả tốt hơn. Theo một số nghiên cứu, chủng Lactobacillus có thể tăng cường prostaglandin E2, tiết chất nhầy và kháng nguyên thành, điều hòa quá trình chết theo chương trình và tăng cường chữa lành vết loét dạ dày đã có từ trước. Từ đó, men vi sinh có tác dụng bảo vệ hàng rào niêm mạc dạ dày, ức chế hình thành loét hang vị và ngăn ngừa loét dạ dày.
Probiotic không chỉ có hiệu quả chống viêm loét dạ dày do rượu hoặc căng thẳng hoặc NSAID mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét do vi khuẩn H. pylori. Probiotic có thể ức chế nhiễm H. pylori bằng cách ức chế hoạt động urease của H. pylori và cạnh tranh với H. pylori để liên kết với bề mặt biểu mô dạ dày tế bào. Các chủng probiotic được sử dụng thường xuyên nhất để kết hợp với liệu pháp ba thuốc tiêu chuẩn là Lactobacillus và Bifidobacteria.
Từ xa xưa, nghệ được biết đến là có lợi ích cho đường tiêu hóa, được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và thậm chí là viêm loét dạ dày và tá tràng.
Curcumin là polyphenol chính được phân lập từ củ nghệ, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống apoptosis (chu trình chết của tế bào) và chống ung thư. Ngoài ra, hoạt chất này có thể chống lại tổn thương niêm mạc dạ dày do thuốc NSAID, stress gây ra bằng cách ức chế bơm proton (hoạt động như thuốc PPI) và hoạt động như chất bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tình trạng viêm mãn tính.
Tuy nhiên, vì khả năng hòa tan trong nước, độ hòa tan và thời gian lưu giữ của chất curcumin trong dạ dày kém nên nếu sử dụng củ nghệ tươi trong nấu ăn có thể giảm đi hiệu quả thực sự của nó. Trên hiện trường hiện nay có nhiều loại chế phẩm bổ sung có chứa chất curcumin dạng nano cho thấy hiệu quả ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Gừng là một loại gia vị phổ biến không thể thiếu trong ẩm Việt Nam và được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền như giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh, cảm lạnh, cảm cúm, ngừa ung thư,...
Trong gừng có 2 hoạt chất chính có tác dụng chống viêm, chống loét, chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày là axit cinnamic và axit gallic. Nước gừng có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tổn thương do căng thẳng và ức chế tiết axit bằng cách ức chế hoạt động của kênh proton trên tế bào thành dạ dày, ức chế sự phát triển của H. pylori và cung cấp khả năng kháng khuẩn.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước gừng lúc đói hoặc khi dùng hãy cho thêm ít mật ong vì gừng có tính cay, nóng, ấm có thể gây kích thích dạ dày nhiều hơn.
Trong y học hiện đại, chiết xuất cam thảo chứa glycyrrhizin đã được chứng minh trong một số bài báo cáo là một chất có thể thay thế cho bismuth sử dụng để điều trị bệnh loét dạ dày vì có tác dụng bảo vệ chống lại sự tiết axit và pepsin bằng cách che phủ vị trí tổn thương và thúc đẩy tiết chất nhầy.
Bên cạnh việc “Viêm loét dạ dày uống nước gì?” thì bạn cũng nên hạn chế các thức ăn làm tăng triệu chứng của bệnh như:
Cơ thế mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa chất béo. Cho nên, với những người bị loét dạ dày tá tràng dễ bị đau bụng và đầy hơi hơn.
Ở một số người, thức ăn cay khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, vì vậy người bị viêm loét dạ dày không nên ăn thức ăn cay.
Trái cây họ cam, quýt hay bất kỳ loại nào có vị chua nhiều vì chứa nhiều axit tự nhiên, có thể làm vết loét trở nên trầm trọng hơn. Tuy là không phải tất cả người bị viêm loét dạ dày đều phản ứng với trái cây chua nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng.
Viêm loét dạ dày phát triển do mất cân bằng giữa các yếu tố gây tổn thương và cơ chế bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Mặc dù những bổ sung những thực phẩm này không có tác dụng điều trị nhưng cũng góp phần giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, phòng ngừa và hỗ trợ cho các liệu pháp điều trị.
Xem thêm:
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/thuc-an-nuoc-uong-tot-cho-da-day-a57254.html