Giải đáp thắc mắc: Uống nước lạnh có tốt không?

Thực tế cho thấy không ít người có sở thích uống nước lạnh vì nó đem đến cảm giác sảng khoái, đã khát tức thì. Vậy uống nước lạnh có tốt không và bạn cần lưu ý những gì để thói quen này không gây hại cho sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ những thông tin thú vị xoay quanh câu hỏi trên.

Uống nước lạnh và những tác dụng tích cực

Việc uống nước lạnh có thể đem đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe và thể lực của bạn. Cụ thể như sau:

Giúp tăng cường trao đổi chất

Sau khi tiến hành nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Đức đã chỉ ra rằng nếu bạn tiêu thụ 6 ly nước lạnh mỗi ngày thì quá trình trao đổi chất sẽ được kích hoạt triệt để, ngay cả trong giai đoạn nghỉ ngơi. Theo đó, uống nước lạnh giúp chúng ta đốt cháy khoảng 50 calo mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ trong 15 phút. Đặc biệt, sự tăng cường trao đổi chất không chỉ là cách thải độc cơ thể tự nhiên, hiệu quả mà còn có lợi cho tiến trình điều chỉnh cân trọng.

Giữ nước cho cơ thể một cách lành mạnh

Trước tiên cần phải khẳng định rằng việc giữ nước này không cùng nghĩa với hiện tượng ứ nước, tích nước do uống thuốc hay mắc các bệnh lý về thận. Ngược lại chúng mang nghĩa tích cực là đảm bảo cho cơ thể duy trì tỷ lệ nước lý tưởng cho các hoạt động sinh hóa. Không những vậy, vì uống nước lạnh đem đến sự sảng khoái nên bạn có thể uống nhiều nước hơn bình thường. Nhờ vậy mà giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước sau các hoạt động thể chất.

Phục hồi thể trạng sau vận động mạnh

Sau khi vận động mạnh, một phần năng lượng chuyển hóa thành công cơ học và một phần biến đổi thành nhiệt năng khiến cơ thể nóng lên. Về cơ bản, điều này ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động sống nói chung và sự phục hồi của hệ vận động nói riêng. Uống nước lạnh là một trong những cách cực hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt nhanh và rút ngắn thời gian phục hồi cơ bắp sau khi luyện tập với cường độ cao.

Giảm đau

Nước lạnh mang lại hiệu quả giảm đau nhờ khả năng ức chế sự tiếp nhận kích thích của các đầu mút thần kinh. Bên cạnh đó, khả năng gây co mạch, điều chỉnh lưu lượng máu đến các cơ quan cũng góp phần làm nên tác dụng tuyệt vời này của nước lạnh.

Ngoài những tác dụng tuyệt vời trên, uống nước lạnh còn giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn và cải thiện sức khỏe làn da. Rất nhiều lợi ích phải không ạ?

Giải đáp thắc mắc: Uống nước lạnh có tốt không? 3
Uống nước lạnh đem đến nhiều lợi ích thiết thực như tăng cường trao đổi chất, chống mất nước, giảm đau

Những rủi ro khi giải khát bằng nước lạnh

Bên cạnh những điểm cộng nói trên thì việc uống nước lạnh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bạn cần cân nhắc. Đó là:

Gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa

Nước lạnh khi đi vào ống tiêu hóa, chúng sẽ làm giảm nền nhiệt của môi trường trong, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của các enzim và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Không những vậy, như đã nhắc qua ở trên, nước lạnh còn gây co mạch máu nên việc hấp thụ dưỡng chất cũng gặp nhiều cản trở. Do đó nếu bạn thường xuyên uống nước lạnh thì tình trạng khó tiêu, táo bón sẽ rất dễ xảy ra.

Làm giảm nhịp tim

Nước lạnh sẽ kích thích dây thần kinh phế vị và khiến tần suất tim đập trong mỗi phút giảm mạnh. Thông thường, nhịp tim thấp phản ánh một thể trạng tốt và là kết quả của quá trình rèn luyện thể chất lâu dài. Thế nhưng trường hợp này lại hoàn toàn khác, việc giảm nhịp tim do uống nước lạnh sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Từ đó dẫn đến tình trạng đuối sức, hụt hơi, khó thở, ngất xỉu hoặc ngừng tim.

Gây đau họng

Nước lạnh đi qua hầu họng sẽ dễ gây viêm, sưng tại chỗ do nhiệt vùng tiếp xúc bị hạ xuống đột ngột. Điều này sẽ càng trở nên tệ hại hơn nếu chúng ta dùng nước lạnh khi đang nhiễm khuẩn hoặc khi thời tiết có nền nhiệt thấp. Hệ quả có thể dẫn đến cơ số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, từ nhẹ đến nặng.

Bên cạnh những nguy cơ nói trên thì việc uống nước lạnh còn gây đau buốt răng, nghẹt mũi, nhức đầu, đau bụng kinh, co thắt tâm vị, trào ngược thực quản,... nếu sử dụng tùy tiện, sai cách.

Giải đáp thắc mắc: Uống nước lạnh có tốt không? 4
Khi sử dụng không đúng cách, uông nước lạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

Uống nước lạnh có tốt không?

Để biết việc uống nước lạnh có tốt không, bạn cần nhìn vào những ưu điểm và hạn chế của thói quen này mà chúng tôi vừa chia sẻ. Theo đó, có thể nói hệ quả của việc uống nước lạnh là tiêu cực hay tích cực lệ thuộc rất nhiều vào từng tình huống cụ thể. Trong trường hợp này có thể là tốt như trong trường hợp khác, chúng có thể gây phản tác dụng.

Giải đáp thắc mắc: Uống nước lạnh có tốt không? 2
Uống nước lạnh có tốt không còn tùy thuộc vào từng tình huống và trường hợp cụ thể

Ví dụ: Nếu bạn rèn luyện thể chất với cường độ cao, cần bù nước hoặc khi đang khát nước, cơ thể mệt mỏi do kiệt sức, say nắng thì một ly nước lạnh sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Ngược lại, nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, viêm mũi họng, viêm dạ dày - ruột hoặc mắc các bệnh lý gan mật,... thì uống nước lạnh sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, nếu bạn uống nước lạnh với lượng vừa đủ, mỗi lần khoảng 200ml và không uống nhiều hơn 1,2l nước lạnh mỗi ngày thì cơ thể sẽ không gặp phải vấn đề đáng ngại nào. Tuy nhiên, nếu bạn dùng với lượng quá lớn và xem chúng là lựa chọn duy nhất để bù nước trong ngày thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Vậy nên trước khi dung nạp nước lạnh, bạn cần phân tích kỹ tình huống: Mình có gặp phải vấn đề sức khỏe nào không, thời điểm này có thực sự phù hợp hay không, nên uống với lượng bao nhiêu mỗi lần và mỗi ngày,... Nếu bạn làm theo hướng dẫn, có nhận thức đúng, hành động đúng thì chắc chắn việc uống nước lạnh sẽ đem đến nhiều giá trị tích cực.

Qua những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ, hẳn bạn đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “Uống nước lạnh có tốt không?” rồi chứ?

Giải đáp thắc mắc: Uống nước lạnh có tốt không? 1
Hãy uống nước lạnh một cách khoa học, hợp lý để khai thác tối đa những lợi ích nước lạnh mang lại

Uống nước lạnh có tốt không đã được phân tích rất chi tiết trong bài viết trên. Mong rằng qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu vừa cung cấp, bạn sẽ xem xét thói quen này dưới góc nhìn đa chiều để có thể nhận ra điểm lợi, mặt hại của chúng và ứng dụng linh hoạt trong thực tiễn hằng ngày.

Xem thêm:

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/tac-dung-cua-nuoc-da-a57639.html