Sự linh thiêng của núi Bà Đen thu hút nhiều lượt du khách tới đây hành hương, chiêm bái mỗi năm. Vậy nên xin lộc ở những địa điểm nào trên núi Bà Đen, cách xin lộc như thế nào? Mời bạn tham khảo chi tiết 9 cách thực hiện và lưu ý khi xin lộc núi Bà Đen dưới đây.
Những khu vực thường được nhiều người đến xin lộc nhất tại núi Bà Đen gồm:
Chùa Bà thuộc quần thể chùa nằm lưng chừng núi Bà Đen, ở độ cao 250m, nổi tiếng bởi sự linh thiêng, là điểm đến hàng năm của rất nhiều người dân nghe tiếng gần xa bên cạnh các chùa Tây Ninh nổi tiếng khác. Du khách tới đây thắp hương, dâng lễ xin lộc bình an, may mắn, phát tài, tình duyên… tấp nập, đặc biệt vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới và ngày vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu.
Bước vào khu vực chùa Bà, du khách bắt gặp ngay tượng Quan Âm Bồ Tát được thờ ở điện ngoài cùng. Tương truyền, thoa tay và trùm áo choàng tượng Quan Âm Bồ Tát giúp mang lại cầu bình an, sức khỏe và may mắn. Theo đó, thao tác thực hiện đúng là sau khi chiêm bái tượng Phật, du khách có thể tới gần và thoa tay vào bức tượng hoặc trùm áo choàng dài của bức tượng như để “lấy vía” tốt lành.
Ngoài điện thờ chính thờ Phật Bà Đen, chùa Bà còn điện thờ Quan Âm Bồ Tát và một số vị Thánh khác. Dù tới xin lễ hay trả lễ, thứ tự thắp hương, vái lạy tại các điện không thay đổi, tuần tự từ ngoài vào trong, điều này tượng trưng cho đạo lý thuận lẽ tự nhiên trong Phật Giáo, làm như vậy mang đến sự thuận lợi, làm ăn phát đạt cho người tới chiêm bái.
Đầu tiên, du khách tới điện Quan Âm Bồ Tát, cầm hương chắp tay đứng hoặc quỳ trước tượng Phật, nói nhỏ những điều mong cầu, sau đó vái lạy. Tiếp theo tới điện Diêu Trì Địa Mẫu và điện Sơn Thần Thổ Địa ở hai bên, tiếp tục lặp lại nghi thức chắp tay vái lạy như trên. Cuối cùng tới điện Tiên Sơn Thánh Mẫu thờ Bà Đen, bạn dâng lễ, chắp tay cầu mong và vái lạy trước điện thờ.
Bạn hãy ham khảo ngay cách khấn vái khi đi Chùa Bà để việc xin lộc suôn sẻ, đầy đủ nhất nhé!
Theo lời người xưa truyền lại, đun nước ấm và thả hoa cúc thỉnh từ Điện Bà để tắm giúp khỏe mạnh, xua đuổi vận xui. Vì vậy, du khách có thể thỉnh hoa thờ trong điện Bà sau khi chiêm bái tại đây. Hoa được bọc thành từng túi nhỏ, du khách xin hoa sẽ được nhận một túi mang về.
Bạn cũng đừng quên nhận trái cây, nhang đèn từ sư cô sau khi lễ tại Điện Bà, đây được coi là lộc từ Phật Bà trao cho chúng sinh, mang lộc về nhà là mang về sự may mắn, sung túc, bình an cho gia đình. Các sư cô sẽ phát lộc ở hai bên điện thờ, một bên là túi lộc trông giống như túi bùa nhỏ, bên còn lại là trái cây. Khi nhận, bạn có thể công đức lại một số tiền nhỏ (không bắt buộc) như đáp lễ lại. Lưu ý, vì ai đến lễ cũng có phần nên bạn không nên tự lấy lễ vật mang về, hãy kiên nhẫn chờ tới lượt.
Đại Hồng Chung là một các chuông lớn đặt trong mặt sân trước Điện Bà. Công trình này được xây dựng năm 2010 chào mừng 1000 năm Thăng Long và hoàn thành vào năm 2011. Nhiều du khách tới đây để tịnh tâm, cầu bình an cho bản thân và cầu siêu cho người đã khuất.
Không chỉ tới chiêm bái cầu phước lành, nhiều du khách tìm tới núi Bà Đen với mục đích tĩnh tâm, chữa lành tâm hồn. Nghe nói tiếng chuông này tác động được tới coi âm nên còn có khả năng giải được vong âm, đánh đuổi vận đen, mang lại may mắn. Vì vậy, ngồi dưới Đại Hồng Chung, nghe âm vang tiếng chuông vọng về không hề chói tai mà ngược lại, bạn sẽ cảm nhận được từng đợt sóng âm nhẹ nhàng nơi vành chuông, mang theo sự bình an, thanh tịnh trong lòng.
Ngồi dưới Đại Hồng Chung nhìn lên, bạn sẽ thấy rất nhiều mảnh giấy nhỏ dán bên trong chuông ghi tên tuổi và ngày tháng năm sinh của cả người đang sống và đã mất. Nhiều người tin rằng, làm như vậy sẽ giúp những mảnh giấy theo tiếng chuông ngân xa gửi tới Chư Phật, cầu bình an cho bản thân và cầu siêu cho người đã mất. Bạn có thể chuẩn bị sẵn mảnh giấy nhỏ từ nhà, bên trên in hoặc ghi họ tên, tuổi và lời cầu mong, sau đó dán ở phía trong Đại Hồng Chung.
Khu vực Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn nằm trên đỉnh núi Bà Đen, các công trình chính gồm bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất Châu Á, khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo dưới chân tượng Phật và trụ Kinh Bát Nhã ở khu vực phía dưới tượng Phật.
1 - Chiêm bái tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Sau khi đi cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen, du khách di chuyển lên trên, đi qua các bậc thang và hồ nước thiết kế độc đáo, tới chiêm bái tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn - một trong những biểu tượng linh thiêng nhất của núi Bà Đen. Với những người Phật tử và những ai đang mong muốn cầu duyên núi Bà Đen, tương truyền, Bà Đen rất linh thiêng khi cầu mong sức khỏe, tài lộc, may mắn, tình duyên. Để xin lộc từ Bà Đen, ban hãy đứng trước tượng Phật, chắp tay và cúi lạy hoặc bái lạy và đọc nhỏ điều mong cầu một cách thành tâm.
2 - Chiêm bái Phật bảo Xá lợi Phật
Tầng 4 khu vực dưới chân tượng Phật Bà là khu vực trưng bày Ngọc Xá lợi Phật, đặt trong bảo tháp lưu ly 2 tầng, giữa không gian linh thiêng. Đặt trên đỉnh núi Bà Đen, Phật bảo Xá lợi như có thêm nguồn năng lượng mạnh mẽ, tiếp thêm duyên lành cho mảnh đất này. Nhìn thấy Xá lợi như nhìn thấy Đức Phật, chiêm bái và cúng dường Xá lợi Phật mang lại niềm hạnh phúc, bình an cho bạn. Theo đó, bạn hãy đứng hướng về Phật bảo Xá lợi, chắp tay vái hoặc bái lạy và nói lên nguyện cầu của bản thân.
3 - Cầu nguyện dưới các Cột Kinh Bát Nhã
Đi thang cuốn xuống tầng 1, bên dưới bức tượng Phật, bạn sẽ tới không gian vô cùng kỳ ảo và trang nghiêm với 5 cột Kinh Bát Nhã đứng sừng sững. Theo giáo lý Phật pháp, kinh Bát Nhã là ngọn đuốc soi đường giác ngộ, mang tới trí tuệ, dẫn con người nhìn thấu mọi vật trên đời để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Khi chắp tay cầu nguyện dưới các Cột Kinh Bát Nhã, con người sẽ được Kinh Phật soi sáng, hiểu ra gốc rễ và thoát khỏi nghịch cảnh, khổ đau.
Vào những ngày lễ hội núi Bà Đen như Hội Xuân núi Bà, Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản, lễ vía Bà… du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng khung cảnh các nhà sư đi niệm Phật vòng quanh các trụ kinh. Đây là khung cảnh uy nghi, trang nghiêm và linh thiêng bạn khó có thể quên được trong chuyến hành hương tới núi Bà Đen.
4 - Tham gia nghi thức dâng đăng
Cũng vào những ngày lễ lớn hay vào dịp cuối năm, du khách có thể thực hiện nghi thức dâng đăng (thả đèn hoa đăng) trên khu vực đỉnh núi Bà Đen. Bạn sẽ được tự tay làm đèn hoa đăng, viết lời cầu nguyện, tham gia nghi lễ cầu nguyện cùng các nhà sư và thả trôi tại khu vực hồ nước quanh Cột Kinh Bát Nhã. Thực hiện nghi lễ thả hoa đăng và cầu nguyện trong ngày này, bạn được nhận thêm những lời cầu chúc của các nhà sư, điều bạn mong cầu linh thiêng và có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Miếu Sơn Thần nằm ngay cạnh tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn nên du khách thường ghé qua đây sau khi chiêm bái tượng Phật. Xin lộc tại khu vực Miếu Sơn Thần có thể xua đuổi tà khí, thu hút vận may, tài lộc, mọi việc làm ăn suôn sẻ, hanh thông.
Miếu Sơn Thần thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, Sơn Thần và các chiến sĩ tử nạn tại núi Bà Đen trong thời kỳ chiến tranh. Một nghi thức mà ai tới Miếu Sơn Thần đều thực hiện là thỉnh đồng xu. Những đồng xu này tượng trưng cho âm dương, mang theo bên người có tác dụng xua đuổi tà ma, mang lại vận khí tốt lành, mọi việc làm đều diễn ra thuận lợi, thành công. Sau khi vái lạy, bạn có thể lấy một đồng xu ở đĩa trên điện thờ và đặt trong ví tiền mang theo bên mình. Linh khí của Linh Sơn Thánh Mẫu, Sơn Thần và các chiến sĩ tử nạn được thờ tại đây giúp đồng xu trở nên linh thiêng hơn.
Buộc lá mong cầu may mắn là một tập tục độc đáo chỉ có riêng ở núi Bà Đen, thường được thực hiện tại Miếu Sơn Thần Theo đó, người thực hiện sẽ tự tay buộc phần đầu lá và thắt lại, đảm bảo không dễ dàng bị tuột. Nút thắt này không ai được tháo xuống bởi theo quan niệm làm như vậy vận may sẽ đi mất, rước vận rủi vào người.
Khi xin lộc trên núi Bà Đen, để điều mong cầu linh ứng, tránh phạm điều kiêng kỵ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
1 - Thực hiện bài khấn thành tâm: Bạn nên học thuộc hoặc chuẩn bị tài liệu các bài khấn để đọc trong khi khấn trước các điện thờ, thể hiện sự thành tâm, thành kính với các bậc Thánh Thần. Bài khấn sẽ giúp truyền đạt ước nguyện của bạn tới chư vị Thần Phật nên bạn cần đọc rõ ràng, rành mạch, đúng và đầy đủ ý nghĩa. Đồng thời, khi đọc cần thể hiện sự trang trọng, nghiêm túc, tránh đọc hời hợt, đọc sai hoặc cười đùa.
2 - Chuẩn bị đồ cúng đầy đủ theo số lẻ: Bạn có thể chuẩn bị bất kỳ loại đồ chay, hoa tươi, trái cây để dâng lễ theo khả năng của mình nhưng nhất định phải theo số lẻ. Theo phong tục, số lẻ là số dương, số chẵn là số âm nên đồ cùng phải theo số lẻ để thể hiện sự may mắn, tốt lành, tấm lòng thành kính dâng lên ơn trên.
3 - Trả lộc sau khi xin lộc núi Bà Đen: Dù bạn có đạt được điều mình mong cầu hay không, bạn nên tới trả lộc sau khi xin lộc một khoảng thời gian, đây là phong tục xin lộc của người dân nơi đây được truyền bao đời nay.
4 - Không than mệt trong quá trình hành hương đến nơi xin lộc: Để di chuyển tới các địa điểm xin lộc trên núi Bà Đen, bạn cần đi qua nhiều bậc thang dốc gần như thẳng đứng. Mọi người truyền tai nhau rằng không ai được than mệt, dù mệt đến đâu cũng nở nụ cười để thể hiện sự thành tâm với các vị chư Phật.
5 - Chọn trang phục kín đáo, lịch sự: Nếu có ý định lên núi Bà Đen xin lộc, đi tới các địa điểm tâm linh, bạn hãy lựa chọn trang phục kín đáo, áo nâu, áo lam, tránh mặc trang phục quá ngắn hay bó sát để thể hiện lòng thành kính.
Sau khi xin lộc núi Bà Đen cầu sức khoẻ, công việc, tình duyên… nếu chưa biết Tây Ninh có gì chơi, đừng bỏ qua kinh nghiệm du lịch Tây Ninh chi tiết này để có thêm những địa điểm hấp dẫn trong lịch trình tham quan và khám phá vùng đất Thánh bạn nhé !Trên đây là hướng dẫn chi tiết 9 cách xin lộc núi Bà Đen cùng lưu ý khi thực hiện. Núi Bà Đen là một trong ba ngọn núi “Thánh” linh thiêng nhất Việt Nam, nếu có dịp tới Tây Ninh, bạn đừng quên lên xin lộc núi Bà Đen và chiêm ngưỡng, trải nghiệm không gian văn hóa Phật giáo trên đỉnh núi.
Tham khảo ngay vé cáp treo núi Bà Đen và danh sách khách sạn núi Bà Đen Tây Ninh để lên kế hoạch cho chuyến hành hương chiêm bái của mình thật trọn vẹn.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/loc-an-tam-linh-xin-tai-loc-a59094.html