Cách trồng cây thông đơn giản đúng kỹ thuật

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với cây thông biểu tượng của mỗi mùa Giáng Sinh đến. Đây là loại cây có thể sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Vậy hãy cùng mobiAgri cách trồng cây thông mang lại giá trị kinh tế cao.

Cây thông là loại cây lâm nghiệp thường được trồng thành rừng để thu hoạch lấy gỗ và sản xuất tinh dầu. Khi cây thông đã cứng cáp có thể tự sống trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nếu bà con quyết tâm trồng thì cần nắm vững các kỹ thuật ươm trồng, chọn giống, xử lý đất và cách trồng cây thông đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất, từ đó tăng giá trị kinh tế cho người trồng.

Khái quát chung về cây thông

Đặc điểm hình thái

Cây thông hay còn gọi là cây xà nu, tên khoa học là Pinus kesiya, họ tùng, phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới và hàn đới. Cây thông là loại cây thân gỗ, thẳng đứng, cao trung bình 30-35m, có nhựa thơm. Vỏ thân cây thông dày, màu nâu đỏ và có vết nứt dọc thân cây. Cành cây mọc theo vòng xoắn hoặc đối xứng nhau tạo thành tán lá cao và rộng.

Giống với tên gọi của mình, cây thông có lá hình kim, cứng, màu xanh thẫm, dài từ 15-25cm. Sờ tay vào lá sẽ cảm thấy thô ráp, khô cứng và sắc nhọn.

Cây thông không có hoa nhưng có nón cái và nón đực. Nón cái khi trưởng thành dài 3-60cm, khi chín hóa gỗ tạo thành quả thông hay hạt thông. Nón đực nhỏ dài 1-5cm, rụng ngay khi thụ phấn và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây thông có khả năng sinh trưởng trong các loại khí hậu khác nhau, thậm chí cả trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt.

Nhiệt độ thích hợp nhất để cây thông phát triển là 20-25oC, thích ứng với loại đất chua. Cây thông ưa sáng, khi còn nhỏ có thể chịu được bóng râm nhẹ. Cây phát triển rất nhanh nên cần trồng tại nơi có diện tích lớn như đồi, núi, rừng,…

Ý nghĩa và công dụng

Cây thông kích thước nhỏ và dáng đẹp có thể trồng làm cảnh trang trí trên bàn. Chúng ta cũng thường thấy cây thông được trưng bày trong nhà vào dịp lễ Noel như một phần không thể thiếu. Nhựa cây thông được sử dụng để chế tạo tinh dầu và tùng hương là nguyên liệu để sản xuất sơn. Gỗ thông được khai thác làm đồ gia dụng.

Cây thông tượng trưng cho sự trường thọ vì nó có thể sống 100 tới 1000 năm. Vì thế, cây thông có ý nghĩa mang tới sức khỏe và trường thọ cho người trồng. Cây thông có sức sống bền bỉ trong điều kiện môi trường thời tiết khắc nghiệt nên có ý nghĩa cho sức mạnh, lòng kiên định.

Cách trồng cây thông

Thời vụ trồng

Tại các tỉnh miền Bắc thì thời gian trồng thích hợp nhất là tháng 2-4 (vụ Xuân) và tháng 5-7 (vụ Xuân Hè).

Đối với các tỉnh miền Trung, Nam Bộ và Tây Nguyên thì thời gian trồng cây thông là đầu mùa mưa là thích hợp nhất.

Mật độ trồng cây thông

Khoảng cách trồng thông tại các khu đô thị là 3x3m hoặc 4x4m là hợp lý. Trồng cây thông trong rừng lấy gỗ thì mật độ trồng là 3x3m tương ứng khoảng 1100 cây/ha hoặc 3×2,5m tương đương 1300 cây/ha.

Trồng rừng thông với mục đích phòng hộ và sản xuất thì mật độ trồng khoảng từ 1660-2000 cây/ha, khoảng cách là 2x3m và 2×2,5m.

Đào hố và bón lót

Trước tiên bà con cần xử lý thực bì sau đó đào hố trồng với kích thước lớn hơn bầu cây giống từ 15-30cm. Đồng thời, kết hợp bón lót cho 1 hố với lượng 1 kg phân chuồng hoai mục và 200g phân hữu cơ vi sinh.

Kỹ thuật trồng

Trồng cây thông nên trồng khi trời mát, mưa nhỏ hay nắng nhẹ. Bà con dùng dao nhẹ nhàng cắt nhẹ nhàng vỏ bầu rồi đặt thẳng vào hố đã đào sẵn và lấp đất lại. Dùng tay nèn chặt quanh gốc, vun thành mô cao hơn mặt từ 3-5cm. Chú ý tưới nước ngay sau khi trồng, bà con có thể cắm cọc để tránh làm gốc bị gãy đổ do mưa gió.

Bí quyết chăm sóc cây thông

Tưới nước

Cây thông chịu hạn tốt nhưng vẫn cần phải cung cấp đầy đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cụ thể, vào giai đoạn vườn ươm thì nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát với lượng vừa đủ.

Khoảng 20-30 ngày cây mới trồng vẫn duy trì tưới 2 lần mỗi ngày và sau 1 tháng thì có thể giảm còn 1 lần/ngày. Khi cây phát triển ổn định thì bà con chỉ cần tưới 1-2 lần/tuần là đủ. Nếu thời tiết khô hạn thì có thể tăng từ 3-4 lần/tuần.

Làm cỏ, bón phân

Thực hiện chăm sóc cho cây thông 2 lần mỗi năm, miền Bắc là tháng 7 và tháng 10 còn các khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ, miền Trung thì tiến hành chăm sóc vào đầu và cuối mùa mưa.

Cách chăm sóc cây thông rất đơn giản, bà con chỉ cần dọn dẹp thực bì, vun xới gốc cây với bán kính 80-100cm. Đồng thời, kết hợp bón phân với làm cỏ để tăng cường dinh dưỡng cho cây. Bón từ 100-120g/gốc phân NPK tỷ lệ 5:10:3.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu ăn lá: Để xử lý sâu bà con có thể sử dụng 1 trong các thuốc: Danasu 40EC, Sherzol 205EC, Reasgant 3.6EC, Dupont Prevathon 5SC, EXIN 2.0SC, Chlorferan 240SC,…

Sâu đục nõn: Bà con nên kiểm tra thường xuyên để hạn chế sâu tấn công gây hại. Một số loại thuốc bà con có thể sử dụng là Marshal 200SC, Basudin 50ND, Mappy 48EC, Pegasus 500SC,…

Rơm lá thông: Khi thấy xuất hiện bệnh rơm lá thì cần dừng tưới nước và phun 2 ngày/lần Boocđô nồng độ 1% đến khi cây hết bệnh.

Lưu ý khi trồng thông

Nếu bà con có kế hoạch trồng rừng thông thì cần chú ý thiết kế băng cản lửa để phòng cháy chữa cháy.

Các băng cản lửa chính có kích thước rộng ít nhất là 8-20m, cách nhau 1-2km. Trong khi đó, các băng nhánh cản lửa cách nhau 0,5-1km, rộng ít nhất là 6-12m.

Như vậy, với hướng dẫn chi tiết ở trên thì cách trồng cây thông khá đơn giản phải không nào. Đồng thời, bà con cũng hiểu hơn về công dụng cũng như ý nghĩa của cây thông trong đời sống. Nếu có vấn đề gì trong có trình chăm sóc, bà con có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách gửi câu hỏi tới chuyên gia của mobiAgri để được giải đáp kịp thời.

Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/trong-cay-thong-a70120.html