Với những người theo trường phái tả thực, “giận tím người” chắc hẳn là cụm từ được dùng thường xuyên. Trên các diễn đàn mạng xã hội những hình ảnh meme giận tím người cũng xuất hiện tràn lan. Bài viết dưới đây VOH sẽ cùng bạn giải mã cụm từ “giận tím người” - trào lưu giải tỏa cảm xúc tiêu cực theo hướng tích cực của giới trẻ hiện nay.
“Giận tím người” hiểu một cách đơn giản chính là trạng thái bực bội, tức giận mà không làm gì được. Một ví dụ sinh động nhất về câu nói “giận tím người” chính là nhân vật Thanos trong vũ trụ Siêu anh hùng của Marvel.
Đây là một trong những tiếng lóng được giới trẻ sử dụng để miêu tả sự tức giận của bản thân, vừa tế nhị, vừa vui vẻ mà lại không thiếu phần thẳng thắn, đơn giản.
Trong tâm lý học hiện đại, màu sắc cũng có thể được sử dụng để nói đến cảm xúc của con người. Chẳng hạn như màu đen. Nhắc đến màu đen người ta sẽ nghĩ ngay đến sự chết chóc, đen tối và những điều bất hạnh.
Hay màu đỏ, đây là màu sắc thường ám chỉ tâm trạng bồn chồn hay giận dữ. Với màu tím, đây là màu sắc có hai nghĩa tiêu cực và tích cực. Có thể vì điều này mà giới trẻ đã dùng màu tím trong câu “giận tím người” để thể hiện cảm xúc tiêu cực cá nhân theo một cách “tích cực”.
“Giận tím người” là một trong những tiếng lóng được dùng nhiều nhất năm 2022. Lý do là vì vào trận đấu vòng loại World Cup 2022 diễn ra vào tối ngày 19/11, trọng tài người Oman đã từ chối bàn thắng của đội tuyển Việt Nam khi đá vào lưới của đội nhà Thái Lan. Điều này đã khiến cho phần lớn cổ động viên Việt bất bình và vô cùng giận dữ.
Ngay thời điểm đó, một trang blog đã đăng một bài viết thể hiện sự phẫn nộ với tiêu đề “Người hâm mộ tức điên, “giận tím mặt” khi trọng tài Oman từ chối bàn thắng của ĐT Việt Nam”. Sau đó, trào lưu này đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ cư dân mạng. “Giận tím người” cũng gây bão từ đây.
Theo thời gian, cụm từ “giận tím người” tiếp tục được dân mạng phát triển một cách mạnh mẽ. Không chỉ riêng bóng đá mà bất cứ khi nào gặp chuyện bực mình, tức giận… các bạn trẻ sẽ tìm cách làm cho mọi thứ trở thành màu tím để thể hiện trạng thái cảm xúc cá nhân và giải tỏa sự bực tức.
Bằng chứng cho thấy độ nổi tiếng của tiếng lóng này chính là kết quả tìm trên Google. Ở thời điểm đỉnh cao chỉ cần nhập cụm “giận tím người” vào ô tìm kiếm là bạn sẽ nhận được hơn 8 triệu kết quả trong vòng 0,32 giây.
Bên cạnh cụm từ “giận tím người” cư dân mạng còn sáng tạo ra rất nhiều phiên bản khác nhau như: giận tím body, giận xanh người, giận bảy màu, bực méo người… khiến người nghe không khỏi bật cười vì thú vị.
Xem thêm: Rizz là gì? Trào lưu Rizz trên TikTok và những điều đặc biệt Flex nghĩa là gì mà lại được cộng đồng mạng yêu thích "bắt trend"? Vô tri là gì mà lại "phủ sóng" khắp mọi nơi?
Kể từ khi câu nói “giận tím người” trở thành trend, trào lưu ảnh chế “giận tím người” cũng bắt đầu xuất hiện. Được biết bức tranh thiếu nữ mặc áo dài có biểu cảm trầm tư chính là bức ảnh chế được sử dụng nhiều nhất cho câu nói “giận tím người”, kèm theo đó là những nội dung hài hước được cư dân mạng “chêm” vào.
Thực tế, bức này đã có từ năm 1973, có tên là “Femme a la robe orange” và họa sinh Mai Trung Thứ chính là “cha đẻ” của bức tranh. Không chỉ bức ảnh chế “giận tím người”, nhiều tác phẩm khác của họa sĩ Mai Trung Thứ cũng được chia sẻ và chế thành nhiều meme hài hước. Đa phần trong đó là những bức tranh thiếu nữ mặc áo dài.
Vào thời điểm hoàng kim, câu nói “giận tím người” đã trở thành câu nói cửa miệng của rất nhiều bạn trẻ. Hàng loạt những bức ảnh meme giận tím người được ra đời. Cùng điểm qua một vài hình ảnh giận tím người meme siêu hài hước và vui nhộn dưới đây.
Giận tím người đã từng là câu nói hot trend làm mưa làm gió trên khắp các diễn đàn, mặc dù thời điểm đó nhiều người vẫn có chưa rõ ý nghĩa và nguồn gốc của câu nói giận tím người là gì. Vậy nên, giờ đây sau khi đã hiểu được ý nghĩa của “giận tím người” chúng ta sẽ có thể tự tin sử dụng và không còn lúng túng khi có ai đó hỏi “giận tím người” nghĩa là gì nữa rồi nhé!
Đừng quên theo dõi VOH Thường thức để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/gian-tim-nguoi-a70609.html