Phúc bồn tử là một loại trái cây quen thuộc, thường được sử dụng trong nấu ăn và chế biến thức uống với hương vị ngọt ngào. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về loài cây này cũng như về công dụng và xác định xem nó có phải là quả dâu tằm hay không nhé!
Phúc bồn tử còn được biết đến với cái tên quả mâm xôi đỏ, có tên khoa học là Rubus idaeus. Loài cây này là một loại cây thân gỗ sinh trưởng lâu năm thuộc họ mâm xôi.
Ở Việt Nam, phúc bồn tử mọc tự nhiên tại các vùng núi, hiện nay được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu lạnh và Đà Lạt.
Phúc bồn tử có 2 loại là mâm xôi đỏ và mâm xôi đen. Quả gồm nhiều hạt nhỏ dính chặt vào cuống, hình cầu và vị ngọt kèm theo một ít vị chua. Loại quả này giàu chất dinh dưỡng và là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe.
Quả phúc bồn tử và quả dâu tằm có hình dáng và màu sắc ban đầu có vẻ giống nhau nhưng hai loại quả này lại có những điểm khác biệt.
Cả hai loại cây này đều thuộc về họ mâm xôi, lá hình tim và quả mọc thành chùm nên rất khó phân biệt.
Thực tế, khi thử nếm hai loại quả này, bạn sẽ thấy quả mâm xôi có nhiều hạt lấm tấm nhỏ bên trong, khiến cho việc ăn cảm thấy có chút lão xao, trong khi quả dâu tằm không có cảm giác này.
Hình dáng của quả dâu tằm hơi tròn, có hình trứng thuôn dài nhưng quả mâm xôi lại tròn trịa, bầu bĩnh.
Quả phúc bồn tử ít calo, giàu vitamin C và chất xơ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, phúc bồn tử còn chứa vitamin A, vitamin B6, vitamin B, vitamin E, vitamin K và một số khoáng chất quan trọng khác như kali, đồng, mangan, phospho,...
Phúc bồn tử có chứa lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C, quercetin và axit ellagic, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim và các bệnh khác.
Một nghiên cứu trên chuột béo phì và mắc bệnh tiểu đường cho thấy việc ăn quả mâm xôi khô có thể giảm viêm và stress oxy hóa trong cơ thể.
Nghiên cứu khác cũng cho thấy axit ellagic trong quả mâm xôi giúp ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa và tái tạo các DNA bị hỏng.
Quả phúc bồn tử ít chứa carbs nhưng giàu chất xơ và tannin, phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường.
Phúc bồn tử giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện kháng insulin. Tannin trong phúc bồn tử cũng ngăn chặn alpha-amylase làm giảm carbs nạp vào.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy việc ăn quả phúc bồn tử giúp cải thiện kháng insulin và giảm lượng đường trong máu hơn so với nhóm chuột không ăn.
Phúc bồn tử chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng chống ung thư như ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, vú, cổ họng, phổi,...
Nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ phúc bồn tử có chứa chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt lên đến 90% tế bào ung thư vú, dạ dày và ruột kết.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy phúc bồn tử tiêu diệt hơn 40% tế bào gây ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
Nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình ung thư gan.
Theo các chuyên gia, vitamin C, vitamin E và chất chống oxy hóa trong phúc bồn tử hỗ trợ sức khỏe não bộ và hệ thần kinh.
Ngoài ra, quả này còn giúp cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự thoái hoá não do tuổi tác.
Phúc bồn tử chứa anthocyanin, một loại flavonoid giúp giảm viêm tim mạch bằng cách ngăn chặn tiểu cầu và hạ huyết áp.
Cùng với kali và chất xơ, phúc bồn tử kiểm soát lượng natri, ngăn ngừa huyết áp cao, cholesterol và béo phì.
Trong quả phúc bồn tử chứa chất chống oxy hóa và chất xơ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Hơn nữa, phúc bồn tử có vị ngọt nhưng ít đường tự nhiên, phù hợp với người cần kiểm soát lượng đường.
Chất xơ trong quả phúc bồn tử kích thích nhu động ruột, giúp thanh lọc cơ thể. Chất xơ cũng giúp phòng ngừa táo bón và tăng cường hệ tiêu hóa.
Để mua phúc bồn tử chất lượng và an toàn, bạn nên đến các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị đáng tin cậy hoặc mua trực tuyến trên các trang thương mại điện tử chuyên bán hoa quả Đà Lạt hoặc nhập khẩu.
Giá tham khảo: từ 280.000 đến 300.000 đồng/kg.
Hãy lưu ý, nếu bạn thấy phúc bồn tử có giá rẻ hơn thị trường, có thể đó là loại quả đã bị nát hoặc hàng kém chất lượng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về phúc bồn tử và lợi ích của nó!
Nguồn: Sức Khỏe & Đời Sống
Link nội dung: https://cdsphagiang.edu.vn/index.php/dau-tam-va-mam-xoi-a71081.html