QA và QC đều là những quá trình quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhưng ở mỗi quá trình lại có những điểm riêng biệt. Họ đảm bảo quy trình thực hiện dự án hiệu quả và đúng mục tiêu. Còn đối với QC, đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm tra sản phẩm trước khi tới tay khách hàng. Cùng FPT Aptech tìm hiểu QA là gì?, QC là gì? chi tiết về sự khác nhau này bằng bài viết dưới đây nhé!
QA là gì?
QA - Quality Assurance hay còn gọi là đảm bảo chất lượng, là quá trình kiểm tra về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình làm dự án có đảm bảo yêu cầu về chất lượng hay không. Những người làm vị trí này trong ngành IT là những người chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng phần mềm qua việc xây dựng quy trình, hệ thống phát triển phần mềm theo một mục tiêu đã đề ra.
QC là gì?
QC - Quality Control hay còn gọi là kiểm soát chất lượng, là một quá trình rất quan trọng được tiến hành xen kẽ với các công đoạn sản xuất bởi qua đó doanh nghiệp sẽ tìm ra cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Những người làm vị trí này trong ngành IT là những người sẽ chịu trách nhiệm để thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá về chất lượng phần mềm. Hiểu rõ hơn thì QC trong ngành IT là người kiểm tra phần mềm để phát hiện ra lỗi và khắc phục lỗi.
Trong ngành IT, nhân viên QC được chia làm hai vị trí, cụ thể là:
- Manual QC
- Automation QC ( vị trí này yêu cầu có kỹ lập trình)
So sánh QA và QC
Đây là hai khái niệm rất quan trọng trong ngành Công nghệ thông tin để đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên, ở mỗi vị trí này đều có những điểm khác biệt riêng, cụ thể như sau:
Mục tiêu
- Mục tiêu của Quality Assurance là tập trung vào việc đảm bảo chất lượng trong quá trình phát triển và cung cấp phần mềm được thực hiện theo đúng quy trình và yêu cầu đã đề ra
- Mục tiêu của Quality Control là tập trung vào việc kiểm tra phần mềm sau khi hoàn thành các quy trình để xác định xem phần mềm có đáp ứng đúng các yêu cầu đề ra hay không.
Trách nhiệm
Những người làm ở vị trí Quality Assurance sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch, xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm tra cũng như thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng để đảm bảo các quy trình được thực hiện theo đúng yêu cầu đã đề ra.
Đối với những người làm ở vị trí QC thì sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các bước kiểm tra, kiểm soát chất lượng để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu đề ra.
Hoạt động
Thông qua việc theo dõi, đánh giá và sửa đổi liên tục, Quality Assurance là sẽ đảm bảo rằng các quy trình, yêu cầu đề ra được phát triển đúng theo kế hoạch với hiệu suất tốt.
QC sẽ thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá phần mềm thông qua cách so sánh với các tiêu chuẩn đề ra. Nếu gặp phải lỗi hoặc phần mềm không đúng theo yêu cầu, QC sẽ đưa ra phản hồi và đề xuất phương án sửa lỗi.
Tầm quan trọng trong ngành IT
Tầm quan trọng của QA
Quality Assurance đóng vai trò đảm bảo rằng các sản phẩm được thực hiện đúng theo yêu cầu của khách hàng. Quality Assurance mang đến dịch vụ sản phẩm chất lượng tốt, tạo dựng niềm tin với khách hàng và người sử dụng sản phẩm rằng sản phẩm sẽ đáp ứng đạt chuẩn chất lượng như mong đợi. Các yêu cầu và quy trình được xây dựng trong quá trình đảm bảo chất lượng giúp ngăn ngừa lỗi sản phẩm tránh được việc phát hiện ra lỗi khi sản phẩm hoàn thành.
Tầm quan trọng của QC
Tạo ra một sản phẩm tốn rất nhiều chi phí và thời gian, có thể không có chất lượng tốt nếu không kiểm soát quy trình tốt. Ngoài ra, nếu bàn giao một sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt chuẩn yêu cầu đề ra cho khách hàng, doanh nghiệp sản xuất có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về thương tích hoặc sự cố do việc sử dụng sản phẩm của khách hàng. Kiểm soát chất lượng QC đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để tìm ra lỗi và lên phương án khắc phục, giúp cho sản phẩm được hoàn thiện một cách chất lượng nhất và đúng yêu cầu..
Kỹ năng để trở thành một QA và QC
Trong thời đại công nghệ hiện nay, vị trí đảm bảo chất lượng này trở nên phổ biến đối với thị trường nghề nghiệp nói chung và ngành IT nói riêng. Các QA và QC đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình khi mà khách hàng luôn đặt mục tiêu lớn về chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Để có thể xử lý được các tình huống cũng như các sự cố một cách linh hoạt và bắt kịp được các xu hướng, các QA, QC cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là một vài kỹ năng cần thiết mà một QA, QC cần có:
Kỹ năng để trở thành QA
- Cẩn thận, tỉ mỉ xây dựng lên các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hợp lý, chính xác
- Kỹ năng giao tiếp tốt, lắng nghe các ý kiến của khách hàng, thu thập thông tin về sản phẩm, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận sao cho hợp lý.
- Nắm chắc được các kiến thức về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như: tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn ASME,…
- Sắp xếp, phân bổ công việc logic theo một hệ thống
- Xử lý tốt các tình huống phát sinh để không làm quy trình sản xuất bị gián đoạn
Kỹ năng để trở thành QC
- Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có thể trao đổi với mọi người về yêu cầu sản phẩm một cách dễ hiểu và hiệu quả.
- Kỹ năng quan sát tốt để có thể kịp thời phát hiện ra lỗi của sản phẩm trong quá trình thực hiện và xử lý lỗi trong thời gian trước khi sản phẩm hoàn thành.
- Kỹ năng quản lý tốt để sắp xếp, bố trí nhân sự hợp lý, đảm bảo quy trình được thực hiện đúng tiến độ.
- Xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện dự án
- Hiểu rõ về sản phẩm
- Nắm vững được quy trình sản xuất
Cơ hội việc làm của
Cả 2 vị trí này về mặt lý thuyết đều là những vị trí đảm nhiệm công việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế có sự phân biệt rõ ràng về cơ hội việc làm. Đối với một số doanh nghiệp nhỏ, Quality Assurance sẽ làm việc thay cho QC, còn trong các công ty lớn, hai bộ phận này mới được tách biệt. Việc tách riêng sẽ giúp tăng chất lượng của sản phẩm. QA, QC có cơ hội làm việc tại các công ty, xí nghiệp, công ty…
Tuy công việc đòi hỏi áp lực cao nhưng yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm cũng khá cao. Trong những năm gần đây, quản lý chất lượng đang dần trở thành một nghề hot đối với các bạn trẻ bởi mức lương, chế độ và phúc lợi tốt. Ngoài ra, cơ hội thăng tiến, học tập và tu nghiệp ở nước ngoài cũng rất rộng mở.
Bài viết trên là những chia sẻ của FPT Aptech để giải đáp câu hỏi của các bạn về QA là gì? QC là gì? và sự khác nhau giữa QA và QC trong ngành IT. Qua bài viết này, FPT Aptech hy vọng các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về Quality Assurance cũng như lựa chọn được cho mình ngành học phù hợp với bản thân. Mọi thông tin thắc mắc về bài học và khóa học lập trình, vui lòng truy cập website https://aptech.fpt.edu.vn hoặc liên hệ tới hotline của FPT Aptech để được giải đáp chi tiết nhất.