Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN đang được quan tâm hơn bao giờ hết bởi sự tham gia đông đảo của thí sinh trên toàn quốc. Thí sinh có mong muốn tham dự kỳ thi này nên đọc ngay những lưu ý sau để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc nhé!
Xem thêm: Thi đánh giá tư duy là gì? Tất tần tật thông tin về kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội
Xem thêm: Tất tần tật về các kỳ thi riêng được sử dụng trong tuyển sinh ĐH-CĐ
1. Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội là gì?
Kỳ thi Đánh giá năng lực được tổ chức bởi Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội được gọi là Highschool Student Assessement - HSA. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ của các trường.
Với nội dung bao hàm nhiều nhóm kiến thức, đề thi giúp hạn chế tình trạng học tủ, học lệch của thí sinh và đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện nhất.
Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 dự kiến được giữ ổn định như năm 2023. Đặc biệt, từ năm 2025, kỳ thi dự kiến sẽ áp dụng thêm môn Ngoại ngữ để đảm bảo xét tuyển cho các trường, xây dựng thêm bài thi ĐGNL tuyển sinh vào các ngành Khoa học sức khoẻ.
2. Cấu trúc đề thi
Cấu trúc đề bao gồm 3 phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học TN - XH thực hiện trong thời gian 195 phút. ĐHQGHN có ngân hàng đề thi trên 3.500 câu được bổ sung liên tục, cân bằng được độ khó giữa các đề.
Thí sinh tham khảo đề thi mẫu do ĐHQG Hà Nội công bố TẠI ĐÂY
3. Hình thức thi và đăng ký dự thi
3.1 Đăng ký dự thi
>>Thí sinh xem hướng dẫn chi tiết đăng ký dự thi HSA 2024 TẠI ĐÂY
Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi HSA từ tháng 2/2024. Các ca thi sẽ chỉ đóng lại khi đã hết chỗ đăng ký hoặc trước ngày thi tối thiểu 14 ngày. Thông tin dự thi của thí sinh cũng như giấy báo dự thi sẽ được gửi về email đăng ký của thí sinh trước ngày thi 7 ngày.
Trước đó, trong năm 2023 do ĐHQGHN thực hiện nâng cấp máy chủ, đường truyền và bảo mật, vậy nên thí sinh chỉ được thao tác trên 1 một thiết (máy tính) để đăng ký ca thi, thanh toán lệ phí. Vậy nên các bạn cũng cần lưu ý điểm này khi đăng ký dự thi HSA năm 2024 nhé!
Ngoài ra, trong quá trình đăng ký dự thi, thí sinh cần lưu ý một số nội dung sau để tránh xảy ra những lỗi đáng tiếc:
- Điền đầy đủ chính xác thông tin cá nhân, đặc biệt là họ tên, CCCD, email (vì thông báo được gửi qua email, thông tin cá nhân sẽ được in trong Giấy chứng nhận điểm thi)
- Nếu thí sinh không hoàn thành bước kê khai Hồ sơ, bị mất kết nối internet khi thao tác sẽ xuất hiện lỗi: CCCD đã được sử dụng
- Nếu thí sinh vào tài khoản để đăng ký thi HSA nhưng không thấy xuất hiện ca thi thì chứng tỏ ca thi đó đã được đăng ký HẾT CHỖ (các ca thi chỉ xuất hiện khi còn chỗ trống). Ngoài ra, nếu thí sinh không hoàn thành nộp lệ phí trong vòng 96 giờ kể từ khi đăng ký ca thi, kết quả sẽ bị hủy bỏ và xuất hiện CHỖ TRỐNG.
*Lưu ý: Ca thi sẽ tự động đóng trước ngày thi chính thức 14-21 ngày hoặc khi hết chỗ. Phiếu báo dự thi được gửi tới địa chỉ email đăng ký thi của thí sinh trước 7 ngày thi.
3.2 Lệ phí dự thi
Lệ phí: 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi. Sau khi đăng ký ca thi, thí sinh phải hoàn thành lệ phí trong vòng 4 ngày. Lệ phí thi sẽ không được hoàn lại.
>> Hướng dẫn thanh toán lệ phí xem TẠI ĐÂY
3.3 Hình thức làm bài thi
Bài thi ĐGNL (HSA) được thực hiện trên máy tính. Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính tự động chuyển sang phần tiếp theo.
Kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm.
3.4 Thời gian, địa điểm, số đợt thi
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội dự định tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA), đợt thi sớm nhất sẽ được diễn ra vào ngày 23-24/3/2024 và đợt cuối dự kiến tổ chức ngày 1-2/6/2024. Chi tiết về Lịch thi HSA và quy mô từng đợt dự kiến năm 2024 như sau:
Đợt thi Ngày thi (thứ 7 và Chủ nhật) Quy mô (lượt thi) HSA 401 23-24/3/2024 8.000 HSA 402 6-7/4/2024 18.000 HSA 403 20-21/4/2024 18.000 HSA 404 11-12/5/2024 18.000 HSA 405 25-26/5/2024 12.000 HSA 406 1-2/6/2024 10.000Về địa điểm, kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2024 diễn ra tại 10 tỉnh, thành bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Chi tiết
Ngoài ra, Trung tâm Khảo thí cũng điều chỉnh số lượt đăng ký dự thi. Thí sinh chỉ được tham gia tối đa 2 lượt thi/năm, khoảng cách giữa 2 đợt thi tổi thiếu là 28 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.
Trung tâm khảo thí sẽ công bố kết quả thi chính thức sau 14 ngày kể từ khi kết thúc đợt thi.
Xem thêm: Kinh nghiệm ôn và làm bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hiệu quả
3.5 Thủ tục dự thi
Trước đó, ĐHQGHN quyết định gia tăng chế tài xử phạt với các thí sinh vi phạm quy chế thi vào năm 2023. Cụ thể, thí sinh bị đình chỉ thi không những bị hủy kết quả thi mà còn cả kết quả đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký những ca chưa thi. Đặc biệt, các bên liên quan sẽ được đơn vị tổ chức thi thông báo về mức độ vi phạm của thí sinh.
Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) cần thực hiện đầy đủ 8 bước sau:
- Bước 1: Tuân chỉ yêu cầu, quy định phòng dịch của chính quyền địa phương, hội đồng thi; có mặt ĐÚNG thời gian được thông báo; mang theo giấy tờ gồm: chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CCCD), Phiếu báo dự thi (in từ email nếu muốn), Tờ khai y tế và xếp hàng theo hướng dẫn.
- Bước 2: Thực hiện sát khuẩn, đo thân nhiệt, nộp Tờ khai y tế (nếu có), thực hiện các yêu cầu phòng dịch khác nếu có yêu cầu trước khi làm thủ tục vào phòng thi.
- Bước 3: Xuất trình CCCD, Phiếu báo dự thi, nhận máy thi trong phòng thi (nếu mất CCCD/CMND cần báo ngay cho cán bộ coi thi), Atlat Địa lý do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành (không ghi thêm bất kỳ ký tự gì).
- Bước 4: Ngồi đúng vị trí, đọc bản tóm tắt Quy chế thi.
- Bước 5: Nhận Phiếu tài khoản dự thi và kiểm tra giấy nháp.
- Bước 6: Đăng nhập tài khoản, đọc hướng dẫn trên màn hình. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. Chọn “Đồng ý” để bắt đầu làm bài thi.
Không được phép sao chép, thảo luận, tiết lộ, chia sẻ một phần hay toàn bộ câu hỏi thi ĐGNL (dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh…) trên các phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, mạng xã hội khi chưa có sự đồng ý của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sau khi thi.
- Bước 7: Thí sinh làm lần lượt từng phần (3 phần), chọn đáp án bằng cách nhấp chuột máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●).
Đối với các câu hỏi điền đáp án: nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm (ví dụ: - 1) hoặc phân số tối giản (ví dụ: -3/4); không nhập đơn vị vào ô đáp án. Thí sinh chỉ có thể làm lại câu hỏi trong cùng 1 phần.
- Bước 8: Kết thúc thời gian làm bài hoặc nộp bài, màn hình sẽ hiển thị thông báo ĐIỂM THI trong 60 giây.
Thí sinh lưu ý ghi nhớ điểm bài thi; Kiểm tra vật dụng cá nhân trước khi rời phòng thi.
Thí sinh chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi đã nộp lại tất cả các tờ giấy nháp đã nhận, Phiếu tài khoản, đã ký xác nhận vào danh sách dự thi; thông báo cho CBCT trước khi rời khỏi phòng thi.
Tài khoản đăng ký dự thi của thí sinh được duy trì 24 tháng kể từ thời điểm thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.
Đặc biệt, Giấy chứng nhận kết quả thi không giới hạn thời gian sử dụng.
Dưới đây là video hướng dẫn làm thủ tục dự thi HSA:
4. Danh sách trường sử dụng kết quả thi trong xét tuyển
Danh sách 60 trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL (HSA) trong xét tuyển thí sinh tham khảo TẠI ĐÂY
Đặc biệt, từ năm 2023, 2 trường Đại học Quốc gia sẽ chính thức công nhận tương đồng kết quả 02 kỳ thi ĐGNL. Vì vậy, thí sinh dự thi HSA có thể quy đổi điểm để xét tuyển vào các trường ĐH khu vực phía Nam. Xem danh sách các trường xét tuyển bằng kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM TẠI ĐÂY
5. Quy mô, phổ điểm thi
Phổ điểm thi HSA năm 2023 được các chuyên gia đánh giá là có mức phân hóa tốt, ổn định, phù hợp cho xét tuyển ĐH-CĐ. Thí sinh xem chi tiết phổ điểm TẠI ĐÂY
Ngoài ra, kết quả thi ĐGNL không giới hạn thời gian sử dụng. Tuy nhiên, Trung tâm Khảo thí khuyến nghị các trường nên sử dụng kết quả thi HSA trong vòng 36 tháng kể từ ngày thi được ghi trên Phiếu báo điểm.
6. Cách quy đổi điểm thi ĐGNL của 2 ĐHQG
Từ năm 2023, điểm bài thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) tổ chức có thể quy đổi sang điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (APT) theo công thức:
HSA = 0,1103 x APT
Công thức này được nghiên cứu dựa trên dữ liệu điểm 2 bài thi Đánh giá năng lực của 10.164 thí sinh. Khuyến nghị áp dụng công thức ở dải điểm từ 60 - 135 đối với điểm thi HSA của ĐHQGHN ứng với dải điểm từ 500 - 1100 đối với điểm thi APT của ĐHQG TP.HCM và ngược lại với sai số 5% (từ Tạp chí Khoa học Giáo dục, Tập 19, số 01 (2023) 9-13).
(Theo Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội là kỳ thi mới, với ngân hàng câu hỏi rộng mở bao quát kiến thức từ lớp 10, 11 và 12. Tuy nhiên với độ uy tín của kỳ thi đã được nhiều trường ĐH TOP sử dụng để xét tuyển, có thể coi đây chính là cơ hội giúp thí sinh vào được đại học. Thảm khảo ngay khóa LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC để đạt điểm cao cho kỳ thi này nhé!